MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hai cuốn sách đặc biệt cho “Văn hóa Doanh nghiệp”

03-04-2017 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp đều hiểu rõ tầm quan trọng của “văn hóa doanh nghiệp”. Nếu không có văn hóa thì chỉ có “cai trị” chứ không có “quản trị”. Nhưng tại sao có quá ít doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa cho tổ chức mình?

Làm sao để xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp? Lời đáp nằm ở 2 tựa sách “Đúng việc” của tác giả Giản Tư Trung và “7 Thói quen hiệu quả” của tác giả Stephen Covey.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Trong quản trị, có lẽ “văn hóa doanh nghiệp” là khái niệm khó hiểu nhất, tùy vào cách nhìn. Chính vì vậy, thay vì đi tìm một định nghĩa, chúng ta sẽ lựa chọn hai góc nhìn có tính khái quát cao, đó là góc nhìn của người bên ngoài, và góc nhìn của người bên trong.

Từ góc nhìn bên ngoài, văn hóa doanh nghiệp là đặc trưng của một doanh nghiệp, nhằm phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Từ góc nhìn bên trong, văn hóa doanh nghiệp là những lối tư duy và chuẩn hành xử được phần lớn mọi người trong doanh nghiệp đó chia sẻ và đi theo. Và để thành “chuẩn”, thì nó phải được dẫn dắt bởi một hệ giá trị sâu thẳm và phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Khi đó, thì cả tập thể sẽ tin tưởng và đi theo một cách tự nguyện, từ đó tạo nên sức mạnh kỳ diệu cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, không quá lời khi nhận định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô cùng quý giá, là lợi thế cạnh tranh độc đáo và không thể bắt chước của mỗi doanh nghiệp.

Vậy thì, tại sao nhiều doanh nghiệp xây dựng văn hóa vẫn chưa thành công?

Lý do thì nhiều, nhưng có một lý do tế nhị mà ít ai chịu thừa nhận, đó là sự hiểu biết về văn hóa của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa đủ sâu sắc, chưa có nền tảng, và phương pháp tiếp cận chưa đi từ gốc rễ.

Như vậy, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp để sao cho thứ văn hóa ấy phải vững chãi, làm nền tảng chắc chắn cho doanh nghiệp vươn cao, vươn xa. Từ cách đặt vấn đề như vậy, mô hình kiến tạo văn hóa doanh nghiệp được chia sẻ bởi Trường Doanh Nhân PACE là: Văn hóa nền tảng phải đến trước văn hóa bản sắc. Ở đó, văn hóa nền tảng chính là văn hóa đúng việc và văn hóa hiệu quả. Và văn hóa bản sắc chính là giá trị cốt lõi riêng của từng doanh nghiệp.

Làm thế nào để kiến tạo văn hóa nền tảng?

Điều đầu tiên là cần một quyết tâm và cam kết đến từ chính doanh nghiệp, sau đó là quá trình tiếp sức từ một “công nghệ kiến tạo” bài bản, thì dù gian nan mọi chuyện đều có thể.

Trong công nghệ kiến tạo ấy, sách đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu. Cụ thể, hai tựa sách làm rất tốt việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ văn hóa nền tảng, cũng như cách thức kiến tạo văn hóa nền tảng cho doanh nghiệp là “Đúng Việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh” và “7 Thói quen Hiệu Quả” (tác phẩm này trước đây được dịch là “7 Thói quen để Thành đạt”).

Đọc giả say sưa đọc sách trong buổi giới thiệu 2 quyển sách đặc biệt này tại TP.HCM vào tháng 1/2017 vừa qua
Đọc giả say sưa đọc sách trong buổi giới thiệu 2 quyển sách đặc biệt này tại TP.HCM vào tháng 1/2017 vừa qua

“Đúng Việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh” là cuốn sách tiếp sức cho mỗi người, là phương pháp luận để đồng hành cùng mỗi cá nhân trong hành trình khai phóng bản thân, tìm ra chính mình, làm ra chính mình, sống với chính mình và giữ được chính mình, để trở thành một con người tự do / tự trị. Từ đó, cá nhân ấy sẽ biết cách sống dấn thân mạnh mẽ, làm việc với sinh khí tràn đầy, với một trái tim yêu nghề và một cái đầu chuyên gia.

Nếu ví von văn hóa doanh nghiệp là một cái cây, thì tinh thần “Đúng việc” chính là nền đất khỏe và giàu dưỡng chất. Một khi phần lớn nhân viên trong doanh nghiệp sống với tinh thần “Đúng việc”, thì doanh nghiệp mới có một nền tảng vững chãi, để trên nền tảng ấy, mọi thứ khác được sinh sôi nảy nở.

Điều tiếp theo cần có là một hạt giống khỏe để cho phép sinh trưởng bộ rễ vững chắc. Hạt giống và bộ rễ ấy chính là “tính hiệu quả” – điều mà mọi cá nhân hay tổ chức đều khát khao muốn có.

Và, quyển sách hay nhất, thiết thực nhất trên hành trình kiến tạo “văn hóa hiệu quả” chính là tác phẩm “7 Thói quen Hiệu quả”.

Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này trở thành quyển sách quản trị (quản trị cuộc đời và quản trị tổ chức) bán chạy nhất và luôn nằm trong top những cuốn sách quản trị có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo “7 Habits of Highly Effective People” (dựa trên cuốn sách này) của Tổ chức FranklinCovey cũng đã giúp cài đặt một “Hệ điều hành 7 Habits” cho hàng trăm triệu người ở 167 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quả thật, cuốn sách này không chỉ là tên của một tác phẩm kinh điển về quản trị, một chương trình đào tạo danh tiếng toàn cầu, mà còn là tên của một nền văn hóa ưu việt, văn hóa “7 Thói quen”, hay còn gọi là văn hóa “Hiệu quả”.

Có thể nói, việc áp dụng hai quyển sách này không còn giới hạn ở việc đọc được một cuốn sách hay, mà còn giúp bạn “cài đặt” một tinh thần “Đúng việc” và một nền văn hóa “Hiệu quả” cho bản thân và cho tổ chức mình.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên