Hai lần Bắc Kinh ô nhiễm không khí báo động đỏ, Trung Quốc đã 'giải cứu' người dân bằng cách nào?
Năm 2015, không dưới 2 lần thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc bị đặt trong tình trạng ô nhiễm không khí báo động đỏ. Vậy người Trung Quốc đã giải quyết tình trạng này bằng cách nào?
- 10-10-2016Châu Phi sẽ thành công xưởng của Trung Quốc
- 08-10-2016Đi du lịch ăn mì gói - chuyện quá bình thường đối với người Trung Quốc
- 07-10-2016Người Trung Quốc bất ngờ yêu mến bà Clinton hơn ông Trump
Cuối năm 2015, chưa bao giờ tình trạng báo động ô nhiễm không khí ở mức cao nhất tại thủ đô Bắc Kinh lại liên tiếp xảy ra sát nhau như vậy. Lệnh báo động đỏ lần đầu được phát ra lần đầu vào ngày 7/12 đã lặp lại lần thứ hai trong ngày 19/12/2015.
Bắc Kinh chìm trong màn khói mù dày đặc, người ta không thể nhìn thấy các tòa nhà chọc trời, thậm chí đứng cách nhau 10 m cũng khó thấy mặt. Mọi hoạt động và sức khỏe của người dân thủ đô bị ảnh hưởng nặng nề.
Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng đó không chỉ xảy ra ở Bắc Kinh, mà đã lan rất nhanh sang các thành phố khác ở đất nước đông dân nhất thế giới này.
Một lớp khói mù rộng đến 660 nghìn km2, tức là gấp 40 lần thành phố Bắc Kinh đã bao phủ phần lớn miền bắc Trung Quốc.
Ngay lập tức, chính quyền nước này đã có những hành động thiết thực nhằm hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Hạn chế phương tiện, hạn chế ra đường
Đầu tiên, trong thời gian báo động đỏ có hiệu lực, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã cho hạn chế phân nửa số xe hơi lưu thông trên đường, đặt ra quy định luân phiên lưu thông các xe mang biển số chẵn và biển số lẻ (ngoại trừ các xe ưu tiên như xe buýt, xe cứu thương…).
Riêng xe taxi không bị phân loại lưu thông. Hệ thống các phương tiện giao thông công cộng cũng được tăng cường, người dân được khuyến khích chuyển sang đi lại bằng tàu điện ngầm để giảm thiểu số lượng khói bụi thải ra môi trường.
Cùng thời gian đó, các trường học và nhà trẻ được lệnh phải đóng cửa trong hai ngày (21-22/12/2015) có mức độ ô nhiễm lên cao nhất.
Thầy trò sẽ cùng truy bài, học tập thông qua Internet. Người già và trẻ nhỏ được khuyến cáo ở trong nhà, đóng kín cửa sổ và phải thật hạn chế ra đường.
Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm chính bị cắt giảm sản xuất, đồng thời bắt buộc phải thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường liên tục tại các khu vực trung tâm thành phố.
Các cơ quan và doanh nghiệp áp dụng khung giờ làm linh hoạt, tạm dừng tất cả các hoạt động ngoài trời. Ngay cả các công trường xây dựng cũng phải tạm hoãn.
Tuy nhiên những biện pháp này cũng chỉ mang tính tạm thời và có rất nhiều hạn chế. Vì thế chính quyền Trung Quốc đã tính tới những giải pháp về lâu về dài hơn.
Giải quyết từ chính sách
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, Trung Quốc đang quá chú trọng vào chính sách phát triển kinh tế, mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.
Bằng chứng rõ rệt nhất là các khu công nghiệp mọc lên như nấm, số lượng xe hơi cá nhân lưu thông ngày một nhiều, mùa đông lượng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than xả ra môi trường còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Tình trạng ô nhiễm nặng nề này chính là hậu quả tất yếu của chính sách phát triển "nóng" kéo dài hàng thập niên qua ở Trung Quốc, đặc biệt chính sách phát triển tràn lan ngành nhiệt điện than, nguồn phát thải chủ yếu khí độc hại CO2.
Đến nay Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon gây ô nhiễm cao nhất thế giới và chính quyền nước này phải tính đến biện pháp thay đổi năng lượng bằng cách sử dụng các loại năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời… và điện hạt nhân.
Một loạt các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên khắp cả nước, Trung Quốc quyết tâm triển khai mạnh ngành công nghiệp điện hạt nhân hùng hậu này.
Với hướng đi mới, các lãnh đạo Trung Quốc tự tin và hy vọng sẽ sớm thoát khỏi danh sách những nước ô nhiễm nhất trên thế giới.
Trí thức trẻ/CafeBiz