MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàn Quốc muốn “trừng phạt” Triều Tiên với tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân Mỹ

05-09-2017 - 09:09 AM | Tài chính quốc tế

Sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 với loại vũ khí được gọi là bom H, Hàn Quốc đã kêu gọi Mỹ, đồng minh thân cận nhất, giúp đỡ “trừng phạt” Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young Moo hôm 4/9 nhấn mạnh: “Các ý kiến đều cho rằng chính phủ nên thực hiện các biện pháp trừng phạt cứng rắn” với Triều Tiên hơn là đối thoại. Cụ thể, một phần trong kế hoạch trừng phạt Triều Tiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tăng cường khả năng tấn công tên lửa cũng như triển khai thêm các hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là những động thái quân sự rõ ràng nhất nhằm đáp trả Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Song còn kiến nghị Quốc hội Hàn Quốc thường xuyên đề nghị Washington triển khai các “khí tài chiến lược” như tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay để hỗ trợ trừng phạt Triều Tiên.

“Tôi nói với họ rằng sẽ rất có ích nếu để những khí tài này tăng cường các hoạt động răn đe ở vùng biển xung quanh Bán đảo Triều Tiên”, Song nói với NK News.

Trước đó, hôm 3/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khẳng định Mỹ có thể đưa ra những phản ứng “quy mô” và “áp đảo” trước những hành động khiêu khích của Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Mattis không đề cập chi tiết các biện pháp đáp trả.

Việc triển khai một nhóm tấn công do tàu sân bay dẫn đầu, bao gồm cả các tàu ngầm hạt nhân chuyên trách tấn công và máy bay có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, không chỉ ra dấu hiệu cho thấy sức mạnh và quyết tâm của Mỹ mà còn phản ánh những bước đi thực tế mà Mỹ và Hàn Quốc sẽ thực hiện nếu xung đột xảy ra. Nó không còn là dấu hiệu răn đe thông thường.

Tuy nhiên, sự leo thang các hành động quân sự của Mỹ có thể làm tăng nguy cơ xảy ra “sự cố” trong khu vực được quân sự hóa mạnh mẽ nhất thế giới.

Đây không phải lần đầu tiên Mỹ đưa tàu sân bay tới khu vực. Trong cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn Quốc hồi tháng 4, Mỹ đã triển khai 2 tàu sân bay và 2 tàu ngầm hạt nhân tới bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sự hiện diện của các khí tài quân sự chiến lược của Mỹ không đủ sức ngăn chặn tham vọng của Triều Tiên với tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Rõ ràng, tàu ngầm và hàng không mẫu hạm Mỹ sử dụng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, những khí tài mà Bộ trưởng Song nhắc đến dường như không được trang bị loại vũ khí hủy diệt khi thực hiện nhiệm vụ xung quanh bán đảo Triều Tiên. Dẫu vậy, tàu ngầm tấn công của Mỹ có thể đóng vai trò tuần tra hoặc trực tiếp tấn công hạ gục các chiến hạm và tàu ngầm của Triều Tiên.

Linh Anh

Business Insider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên