Hàng nghìn con cừu lênh đênh trên biển, có nguy cơ chết đói vì vụ tắc nghẽn kênh Suez
Mặc dù phần lớn hàng hoá (ví dụ như dầu mỏ) sẽ không bị ảnh hưởng dù bị mắc kẹt bao lâu, gia súc cần nước uống, thức ăn - những thứ chỉ được dự trữ đủ để cầm cự thêm 2 đến 3 ngày nếu như có sự cố phát sinh.
- 27-03-2021Giá vận tải biển tăng vọt do sự cố tắc nghẽn trên kênh đào Suez
- 27-03-2021Nỗ lực giải cứu tàu mắc cạn trên Kênh đào Suez lại thất bại, tác động kinh tế bắt đầu lan rộng
- 26-03-2021Kênh đào Suez ách tắc đang tạo ra áp lực lạm phát rất lớn
- 26-03-2021Đại khủng hoảng kênh đào Suez: Số tàu chờ đợi tại 2 đầu kênh đã lên tới 238 chiếc, ít nhất 10 ngày nữa mới có thể 'giải cứu' Ever Given
Trong số hàng triệu tấn hàng hoá đang bị mắc kẹt ở kênh đào Suez, có lẽ không loại nào ở trong tình cảnh khốn đốn hơn những con gia súc đang phải chen chúc trong hầm tàu.
Theo dữ liệu của Bloomberg, khoảng 10 tàu lớn đang bị mắc kẹt trong hoặc quanh kênh đào là tàu đang chở gia súc. Dựa trên nhật ký hành trình là tàu di chuyển từ châu Âu sang Saudi Arabia, có lẽ đó là những con cừu.
Mặc dù phần lớn hàng hoá (ví dụ như dầu mỏ) sẽ không bị ảnh hưởng dù bị mắc kẹt bao lâu, gia súc cần nước uống, thức ăn - những thứ chỉ được dự trữ đủ để cầm cự thêm 2 đến 3 ngày nếu như có sự cố phát sinh. Điều này dẫn đến tình huống tiến thoái lưỡng nan với những lựa chọn rất khó khăn. Giờ đây các tàu sẽ phải tìm nguồn cung thức ăn tại 1 cảng địa phương nào đó hoặc buộc phải đưa những con cừu quay trở lại điểm xuất phát.
"Thời gian mắc kẹt càng kéo dài thì vấn đề sẽ càng tồi tệ hơn. Thỉnh thoảng cũng có những sự cố, nhưng đây thực sự là một nỗi khiếp sợ kéo từ ngày này qua ngày khác", theo Peter Stevenson, lãnh đạo của nhóm bảo vệ động vật tại World Farming, tổ chức vẫn kêu gọi hãy ngừng vận chuyển động vật sống.
Những con cừu phải chen chúc nhau trong khi phải đối mặt với chuyến đi kéo dài hơn nhiều so với dự kiến, dẫn đến nguy cơ bệnh tật và stress là rất lớn, ông nói. Một số tàu còn không phải là tàu chuyên chở gia súc, đã được chuyển đổi công năng do đó nguy cơ càng cao hơn.
Trong khi đó ông Bob Bishop, Chủ tịch Hội các nhà xuất khẩu gia súc Hoa Kỳ cho rằng "nếu sắp cạn kiệt thức ăn cho đám gia súc, chủ tàu nên cố gắng hết sức để tìm 1 quốc gia nào đó muốn nhập khẩu chúng". Theo ông, hướng đi hợp lý nhất là quay trở về Romania.
Có ít nhất 10 tàu được thiết kế để chuyên vận chuyển động vật đang đậu ở gần kênh đào, trong đó có một số vận chuyển cừu từ Romania sang Saudi Arabia. Quốc gia Trung Đông này thường xẻ thịt những con cừu trong các nghi lễ tôn giáo và hiện là nước nhập khẩu cừu lớn nhất thế giới theo dữ liệu của UN. Năm 2019, 14.000 con cừu đang trên đường vận chuyển từ Romania sang Saudi Arabia đã chết khi 1 con tàu bị lật úp. Đội cứu hộ chỉ cứu được hơn 200 con.
Tham khảo Bloomberg