MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng nghìn doanh nghiệp ở Hà Nội sắp được vay lãi suất 'dễ chịu'

17-04-2019 - 07:48 AM | Tài chính - ngân hàng

Ước tính, tổng huy động vốn của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đang chiếm tới khoảng 40% tổng huy động vốn của cả nước. Trong khi mặt bằng chung nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn "than" chưa tiếp cận được vốn ngân hàng vì 'chuẩn vay" cao thì phần lớn đối tượng này tại Hà Nội đã vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

Sáng 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Phát biểu, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Từ năm 2014, NHNN đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố triển khai rộng rãi trên toàn quốc Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp. "Việc tổ chức hội nghị kết nối tại 3 thành phố lớn lần này cũng không nằm ngoài mục đích đó.", ông Tú nói.

Đồng thời nấn mạnh: cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.  Trong chính sách điều hành tín dụng năm nay, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, dù phải thắt chặt tín dụng như thế nào thì ngành ngân hàng vẫn sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên. “Nếu thắt chặt tín dụng thì cũng sẽ chỉ kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực rủi ro”, Phó Thống đốc khẳng định.

Theo ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, tTín dụng cho các doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ năm 2014 đến nay trên toàn quốc, ngành ngân hàng đã tổ chức 1.500 buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ khó khăn cho 195 nghìn doanh nghiệp, với tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng với lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 9-11%/năm đối với các khoản vay trung và dài hạn.

3 tháng đầu năm 2019, theo ông Tần, dư nợ tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 2,8% so với cuối năm 2018. Nguồn vốn tín dụng được đẩy mạnh tập trung các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, trong đó, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 3,63% (tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển tăng 3,16%), tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 7,25%, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 3,5%.

Hàng nghìn doanh nghiệp ở Hà Nội sắp được vay lãi suất dễ chịu - Ảnh 1.

Hội nghị kết nối DN do NHNN và UBNHTP Hà Nội phối hợp tổ chức

Doanh nghiệp; Tiếp cận vốn NH dễ hơn 

Thay mặt công đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam đã bày tỏ sự cảm kích trước những quan tâm của NHNN và UBND Thành phố khi triển khai hội nghị trúng và đúng và quan trọng đối với DN.

Theo ông Thân, mặc dù vậy, hiện vẫn có nhiều DNNVN đi vay NH  gặp khó khăn. " Hiện nay, các NH, kể cả 4 NH có vốn nhà nước và NH TMCP đều muốn tiếp cận ký kết với Hiệp hội. Như vậy tức là ở  đây có NH, còn DN thì vô cùng muốn vay tiền nhưng tại sao không cho vay được. Đây là nút thắt nhạy cảm nếu không gỡ sẽ khó khăn không chỉ ở Hà Nội mà trên cả nước”, ông Thân lưu ý

Nhìn chung, vấn đề theo vị đại diện giới DNNVN nằm chính ở năng lực DN chưa đủ so với chuẩn quốc tế, muốn tháo gỡ phải trên cơ sở ha thấp  điều kiện cho vay. “ Đầu tiên là liệu có xem hạ thấp một bước không, có điều  kiện hạ rồi nhưng chưa chạm đc nút thắt. Vậy tìm giải pháp để đại đa số DNVVN vay được”, ông Thân nói.

Dù vậy nhưng theo chia sẻ của ông Quốc Anh, Hiệp hội DNNVV TP HN, hiện thống kê, cứ 34 hộ dân có 1 DN, số lượng DN chiếm hơn 97%. "Thời gian qua, hiệp hội DNNVV TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với NHNN Hà Nội và các sở ban ngành 3 tháng 1 lần tổ chức hội nghị tìm kiếm nguồn vốn cung cấp cho DNNVV trên địa bàn", ông Quốc Anh nói.

Theo đó, ban tổ chức đã kết nối đi trực tiếp tới các quận huyện trên địa bàn thành phố , phối hợp chặt chẽ Vietinbank, Vietcombank.  Các NH  đều có gói tín dụng. đối với TCTD tín dụng ưu tiên cho DNN có DN và được giải ngân trong vòng 24 tiếng, tạo mọi điều kiện thuận lợi.

"Chắc chắn có DN không tiếp cận được vốn nhưng có thể khẳng định về cơ bản các DNNVV trên địa bàn thành phố đã tiếp cận gần hơn với NH', ông Quốc Anh khẳng định.

Hà Nội: dư nợ gần 2 triệu tỷ

Theo đại diện NHNN chi nhánh Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô, đến cuối tháng 3/2019, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD đạt khoảng 3,18 triệu tỷ đồng, tăng 2,61% so với cuối năm 2018; tổng dư nợ ước đạt 1,919 triệu tỷ đồng tăng 2,59% so với cuối năm 2018.

Dư nợ cho vay DNNVV đạt 308.344 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 161.961 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đạt 523.260 tỷ đồng.

Trong tổng dư nợ cho vay đến cuối quý 1/2019, dư nợ tín dụng với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 145 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,5%; dư nợ cho vay đối với DNNVV đạt gần 310 nghìn tỷ, chiếm 16,2%; dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 161 nghìn tỷ, chiếm 9,5%.

Tổng số tiền cam kết cho vay chương trình kết nối NH – DN của các TCTD trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 25% tổng số tiền cam kết cho vay của cả nước tham gia chương trình. Kể từ khi bắt đầu triển khai chương trình đến nay đã có hàng trăm hội nghị đối thoại, kết nối với doanh nghiệp được tổ chức với dư nợ cho vay đạt trên 523 nghìn tỷ đồng với lãi suất cho vay mới phổ biến ở mức 6-6,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 8-9%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn.

Ngoài ra, lãi suất cho vay của chương trình kết nối NH-DN luôn thấp hơn mặt bằng lãi suất chung từ 1-1,5%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên và có xếp hạng tín dụng tốt vay vốn các NHTM lớn được hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn.

Trong năm 2018, các TCTD trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện giải ngân cho vay mới thêm 120.421 tỷ đồng cho 10.310 doanh nghiệp. Mức lãi suất cho vay phổ biến cũng chỉ vào khoảng 6-6,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn; 8-9%/năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Đồng thời, các TCTD đã điều chỉnh giảm lãi suất cho 12.105 tỷ đồng đối với các khoản vay cũ của 1.264 doanh nghiệp.

Theo lãnh đạo NHNN, chính điều này đã góp phần giúp Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cuối năm 2018 ở mức 16,94%, với dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 311.696 tỷ đồng. Từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chung của thành phố đạt 7,37% năm vừa qua.

Với những nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng, dư nợ tín dụng nền kinh tế cuối năm 2018 tăng gần 14%, trong 3 tháng đầu năm 2019 tiếp tục tăng khoảng 2,8% so với cuối năm 2018. Riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến cuối tháng 03/2019, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đã đạt khoảng 3.181.158 tỷ đồng, tăng 2,61% so với cuối năm 2018; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 1.919.546 tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2018, trong đó, dư nợ cho vay DNNVV đạt 308.344 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 161.961 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp đạt 523.260 tỷ đồng.


Theo Khánh Huyền

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên