MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Công thương trả lời về câu chuyện xin nhập khẩu 100.000 tấn đường của HAGL từ Lào

10-08-2012 - 21:51 PM |

HALG đầu tư tại Lào nên các sản phẩm của HAGL sẽ mang xuất xứ là hàng sản xuất tại Lào. Do VN và Lào có thỏa thuận ưu đãi thuế quan nên thuế nhập khẩu đường từ Lào là 2,5% thay vì 5%.

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã có văn bản chính thức thống nhất việc công bố lượng hạn ngạch thuế quan đường năm 2012 là 70.000 tấn, trong đó 50.000 tấn đường cho các thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và 20.000 tấn đường thô cho CTCP Đường Biên Hòa để tinh luyện.

Sau khi công bố hạn ngạch, Bộ Công thương thống nhất với Bộ NN&PTNT, Vụ Xuất khẩu, Bộ Công nghiệp nhẹ trên cơ sở các công văn đề nghị cấp hạn ngạch của các nhà máy chế biến thực phẩm như sữa, bánh kẹo, nước giải khát, Bộ Công Thương sẽ tính toán để phân giao hợp lý, có cả đường thô và đường tinh, chỉ phân giao cho các nhà máy sản xuất mà không phân giao cho các đối tượng khác.

Trả lời phóng viên về câu chuyện HAGL đề xuất xin ý kiến nhập khẩu 100.000 tấn đường do doanh nghiệp này sản xuất tại Lào, do đầu ra tại Lào không có, nên HAGL xin cấp quota nhập khẩu 100.000 tấn đường cho DN này vào Việt Nam. Vấn đề ở chỗ, thuế xuất đường áp dụng cho các nước Asean là 5%, nhưng thuế nhập từ Lào là 2,5%, nếu cho nhập khẩu về có nghĩa chúng ta giúp bao tiêu sản phẩm của DN này và Nhà nước thất thu 50% tiền thuế từ doanh nghiệp này?

Trả lời vấn đề trên, Thứ Trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho biết việc HALG đầu tư tại Lào nên các sản phẩm của HAGL sẽ mang xuất xứ là hàng sản xuất tại Lào. Do giữa VN và Lào có thỏa thuận ưu đãi thuế quan do có chung biên giới trong đó có một số mặt hàng hưởng thuế suất ưu đãi bằng 50% so với các nước Asean khác như mặt hàng mía đường thuế suất tại Lào là 2,5% thay vì 5% như khác nước khác.

Ông Biên cho biết giả sử chúng ta nhập khẩu lượng đường hàng trăm ngàn tấn thì chênh lệch thuế không phải quá lớn, tính ra chỉ khoảng 35 tỷ đồng.

Vấn đề ở đây không phải là chúng ta buộc phải tiêu tụ toàn bộ đường của HALG, việc này tùy thuộc vào việc chúng ta đàm phán thuế ưu đãi mặt hàng đường trong hạn ngạch thuế quan mà VN sẽ phân bổ hàng năm cho tất cả các đối tượng được phân giao hạn ngạch và việc nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào đối tượng được phân giao, còn nhà nước không phân giao cho các nhà xuất khẩu.

Còn các nhà nhập khẩu có lựa chọn các nhà xuất khẩu hay không là quyền của họ khi họ chọn được mặt hàng đường có tiêu chuẩn, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình.

HALG sẽ cố gắng đáp ứng được các yêu cầu này, tuy nhiên điều đó không có nghĩa các nhà nhập khẩu VN chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là HAGL.

Việc này Bộ Công thương tổng hợp ý kiến của các cơ quan hữu quan như Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ Đầu tư để báo cáo Chính phủ trước khi có quyết định chính thức.

HAGL được coi như là một NĐT tại Lào, về danh chính ngôn thuận thì Chính phủ VN không đàm phán với HAGL mà chúng ta đàm phán với CHDCND Lào.

Trước đó, theo thông tin từ Tiền Phong, mới đây Hiệp hội Mía Đường đã có văn bản gửi Bộ NN&PNNT kiến nghị ưu tiên dùng hạn ngạch nhập khẩu đường hàng năm để nhập khẩu đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) sản xuất từ Lào về Việt Nam.

Theo báo Tiền Phong, Lãnh đạo HAG đã kiến nghị với Chính phủ xem xét cơ chế cho phép nhập khẩu hơn 100.000 tấn đường/năm từ Lào để giải quyết đầu ra cho nhà máy từ 2013.

Tuy nhiên trao đổi với Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) lại phủ nhận điều này, ông Đức cho biết đến đầu 2013 thì HAGL mới có sản phẩm. Tổ hợp sản xuất mía đường của công ty ông ở Lào chỉ có thể sản xuất tối đa 80.000 tấn đường trong năm 2013 và lượng đường này có thể tiêu thụ ở Lào và nhiều thị trường khác chứ không chỉ mang về tiêu thụ ở Việt Nam.

Ông Đức cho biết, công văn đó là của Chính phủ Lào, mà cụ thể là Bộ Công Thương Lào chủ động liên hệ với Bộ Công Thương Việt Nam, trong đó đề xuất HAGL là công ty mía đường duy nhất ở Lào.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên