Dễ như… mua sim rác!
Gần một năm, kể từ khi quy định cấm bán sim kích hoạt sẵn đi vào hiệu lực, thị trường sim rác lại ngập tràn trên hầu khắp các đường, phố thủ đô.
Thoả sức chọn
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thường bày bán sim rác như: Đường Khương Đình, đường Hoàng Quốc Việt, đường Trường Chinh, Tôn Đức Thắng... người mua khá dễ chọn những chiếc sim giá rẻ với khuyến mãi “khủng” tại đây.
Tìm mua sim rác tại một cửa hàng sim đầu đường Khương Đình, chúng tôi được chủ hàng tên là Nguyễn Thị Hạnh giới thiệu là có đủ đầu sim của các nhà mạng. Theo chị Hạnh, sim rác của mạng Vinaphone có giá trị tài khoản thuộc top lớn nhất (cao hơn 3 lần giá mua) của các nhà mạng nên thường được nhiều khách hàng hỏi đến, mà giá cả lại rất phải chăng. Trung bình, chỉ với 55.000 đồng, khách hàng sẽ được sở hữu chiếc sim với số tiền trong tài khoản 230.000 đồng. Theo chị Hạnh, mức cao, hoặc thấp hơn cũng có cả, tuy nhiên, mức giá thấp khoảng 25-30 ngàn/sim thì còn rất ít.
Không chỉ có vậy, nhiều cửa hàng còn chào mời và cho khách thỏa sức lựa chọn số trong hàng đống sim rác theo yêu cầu của khách. Khi được hỏi về nguồn gốc của các loại sim rác này, chị Nguyễn Thị Huyền - chủ cửa hàng sim trên phố Nguyễn Tuân - chỉ trả lời qua quýt và nói là “có nguồn cung”.
Hỏi một người mua sim tại quầy hàng của chị Huyền, anh Nguyễn Văn Hùng - nhân viên một công ty điện tử trên phố Lê Thanh Nghị - cho biết, việc sử dụng sim rác rất hữu dụng, ngoài việc chi phí bỏ ra không lớn, lại sở hữu tài khoản “khủng”, hơn nữa không phải đăng ký thủ tục mất thời gian. “Mình hay phải gọi điện cho khách hàng, nên sử dụng loại sim này giúp mình đỡ được một khoản tiền, thậm chí là hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng” - anh Hùng cho biết.
Cũng theo chị Huyền, cùng là sim kích hoạt sẵn, nhưng sim 11 số có giá rẻ hơn, từ 45.000 - 55.000 đồng, còn sim 10 số giá đắt hơn. Tuy nhiên, với cả 2 loại sim này khách hàng khi mua không phải đăng ký thông tin vì đã được đăng ký trước, thay vào đó, sim được lắp vào máy là có thể sử dụng luôn.
Thậm chí, tại nhiều cửa hàng, các loại sim có tài khoản “khủng” vẫn được bày bán một cách khá công khai. Thậm chí là sim dành riêng cho đối tượng sinh viên, học sinh cũng xuất hiện nhiều tại các cửa hàng này.
Không lẽ bó tay?
Thông tư 04/TT-BTTTT quy định từ 1.6.2012, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng giấy CMND (hoặc hộ chiếu) của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao trả trước của mỗi nhà mạng tại các điểm đăng ký cũng như thời gian thu hồi sim nếu kích hoạt dịch vụ không phát sinh cuộc gọi. Việc này nhằm quản lý chặt thông tin người sử dụng thuê bao di động, có cơ sở để chấn chỉnh tình trạng tin nhắn rác, sử dụng số không xác định được người dùng thực sự để có các hành vi quấy rối.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về quy định cấm việc bày bán sim kích hoạt sẵn đã có hiệu lực từ nhiều tháng nay, hầu như các chủ hàng đều ít nhiều có nghe nói đến quy định, song không ai có ý thức rằng, họ phải chấp hành quy định, bởi cái lợi mà họ kiếm được từ nguồn hàng này lớn hơn rất nhiều. “Có ai kiểm tra đâu mà lo. Tôi bán ở đây lâu rồi, nhỏ thôi cũng chẳng ai thèm quan tâm là bán gì, chỉ hằng tháng nộp vài chục nghìn tiền thuế môn bài thôi” – ông Nguyễn Văn Dũng, một chủ hàng bán sim, thẻ trên phố Nguyễn Thái Học - cho hay.
Trên thực tế, việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý các cửa hàng bán sim, thẻ vi phạm không phải là cách làm triệt để, bởi xét cho đến cùng, trách nhiệm chính vẫn là các doanh nghiệp, là các nhà mạng. Bởi chính nhà mạng là nơi cung cấp cũng như kích hoạt sim này.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thường bày bán sim rác như: Đường Khương Đình, đường Hoàng Quốc Việt, đường Trường Chinh, Tôn Đức Thắng... người mua khá dễ chọn những chiếc sim giá rẻ với khuyến mãi “khủng” tại đây.
Tìm mua sim rác tại một cửa hàng sim đầu đường Khương Đình, chúng tôi được chủ hàng tên là Nguyễn Thị Hạnh giới thiệu là có đủ đầu sim của các nhà mạng. Theo chị Hạnh, sim rác của mạng Vinaphone có giá trị tài khoản thuộc top lớn nhất (cao hơn 3 lần giá mua) của các nhà mạng nên thường được nhiều khách hàng hỏi đến, mà giá cả lại rất phải chăng. Trung bình, chỉ với 55.000 đồng, khách hàng sẽ được sở hữu chiếc sim với số tiền trong tài khoản 230.000 đồng. Theo chị Hạnh, mức cao, hoặc thấp hơn cũng có cả, tuy nhiên, mức giá thấp khoảng 25-30 ngàn/sim thì còn rất ít.
Không chỉ có vậy, nhiều cửa hàng còn chào mời và cho khách thỏa sức lựa chọn số trong hàng đống sim rác theo yêu cầu của khách. Khi được hỏi về nguồn gốc của các loại sim rác này, chị Nguyễn Thị Huyền - chủ cửa hàng sim trên phố Nguyễn Tuân - chỉ trả lời qua quýt và nói là “có nguồn cung”.
Hỏi một người mua sim tại quầy hàng của chị Huyền, anh Nguyễn Văn Hùng - nhân viên một công ty điện tử trên phố Lê Thanh Nghị - cho biết, việc sử dụng sim rác rất hữu dụng, ngoài việc chi phí bỏ ra không lớn, lại sở hữu tài khoản “khủng”, hơn nữa không phải đăng ký thủ tục mất thời gian. “Mình hay phải gọi điện cho khách hàng, nên sử dụng loại sim này giúp mình đỡ được một khoản tiền, thậm chí là hàng trăm nghìn đồng mỗi tháng” - anh Hùng cho biết.
Cũng theo chị Huyền, cùng là sim kích hoạt sẵn, nhưng sim 11 số có giá rẻ hơn, từ 45.000 - 55.000 đồng, còn sim 10 số giá đắt hơn. Tuy nhiên, với cả 2 loại sim này khách hàng khi mua không phải đăng ký thông tin vì đã được đăng ký trước, thay vào đó, sim được lắp vào máy là có thể sử dụng luôn.
Thậm chí, tại nhiều cửa hàng, các loại sim có tài khoản “khủng” vẫn được bày bán một cách khá công khai. Thậm chí là sim dành riêng cho đối tượng sinh viên, học sinh cũng xuất hiện nhiều tại các cửa hàng này.
Không lẽ bó tay?
Thông tư 04/TT-BTTTT quy định từ 1.6.2012, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng giấy CMND (hoặc hộ chiếu) của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao trả trước của mỗi nhà mạng tại các điểm đăng ký cũng như thời gian thu hồi sim nếu kích hoạt dịch vụ không phát sinh cuộc gọi. Việc này nhằm quản lý chặt thông tin người sử dụng thuê bao di động, có cơ sở để chấn chỉnh tình trạng tin nhắn rác, sử dụng số không xác định được người dùng thực sự để có các hành vi quấy rối.
Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về quy định cấm việc bày bán sim kích hoạt sẵn đã có hiệu lực từ nhiều tháng nay, hầu như các chủ hàng đều ít nhiều có nghe nói đến quy định, song không ai có ý thức rằng, họ phải chấp hành quy định, bởi cái lợi mà họ kiếm được từ nguồn hàng này lớn hơn rất nhiều. “Có ai kiểm tra đâu mà lo. Tôi bán ở đây lâu rồi, nhỏ thôi cũng chẳng ai thèm quan tâm là bán gì, chỉ hằng tháng nộp vài chục nghìn tiền thuế môn bài thôi” – ông Nguyễn Văn Dũng, một chủ hàng bán sim, thẻ trên phố Nguyễn Thái Học - cho hay.
Trên thực tế, việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xử lý các cửa hàng bán sim, thẻ vi phạm không phải là cách làm triệt để, bởi xét cho đến cùng, trách nhiệm chính vẫn là các doanh nghiệp, là các nhà mạng. Bởi chính nhà mạng là nơi cung cấp cũng như kích hoạt sim này.
Theo Thu Trang
Lao động
Lao động