Thực hư phân bón "hô biến" thịt ôi thành thịt tươi
Thịt ôi thiu chỉ cần ngâm trong nước pha KNO3 vài phút sẽ hồng hào trở lại. KNO3 có nguồn gốc từ phân dơi, từ phân bón vốn không độc hại, nhưng hiện nay đang bị lạm dụng để ngâm thịt ôi.
- 06-10-2015Cho gà ăn độc chất Vàng-ô ung thư tạo màu thịt vàng đẹp
- 29-09-2015Thịt “độc” ra chợ
- 14-09-2015Làm “đẹp” gà, vịt bằng hóa chất
Làm tươi thịt từ phân bón
Công nghệ săm pết không còn quá xa lạ với những người bán thịt, nhất là vào những ngày trời nóng, độ ẩm thấp, thịt dễ bị hư hỏng. Chị Trần Thị Hòa trú tại Lĩnh Nam, Hà Nội tâm sự, cách đây vài hôm, chị mua một miếng thịt ở chợ Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội về nhà để nấu cơm tối. Miếng thịt còn rất tươi. Tuy nhiên khi nấu lên thịt lại rất hôi và có mùi thiu. Chị lấy một phần còn dư lúc trước bỏ vừa bỏ vào tủ lạnh mang ra kiểm tra. Thấy miếng thịt không còn dẻo như mọi khi. Chị nghi nghi nên chia sẻ với bạn bè.
Ngay sau chia sẻ của chị Hòa, nhiều người cho rằng thịt đó là thịt tồn từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh người bán hàng phù phép để bán cho khách.
Chị Vũ Thị Đông, một người bán thịt ở chợ Tân Mai, cho rằng thịt lợn ôi ngâm trong nước có chứa chút phân đạm là có thể biến đổi màu ngay, sẽ thành tươi ngon.
Mọi người đều cho rằng việc thịt không tươi ngon bị người bán làm hàng như thế này không phải hiếm ở Hà Nội, điều quan trọng là người tiêu dùng biết để tránh và chọn được thịt an toàn cho gia đình mình. Chính vì thế, nhiều bà nội trợ lo lắng thịt đang trở thành độc dược, vì ngoài chất tăng trọng, giờ lại thêm hóa chất săm pết.
Trao đổi với chúng tôi, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa cho biết, việc người bán hàng ngâm thịt trong chất hay gọi là phân bón là có. Công nghệ săm pết đã tồn tại rất lâu trong ngành thực phẩm vì được phép sử dụng với một liều lượng nhỏ nhất định.
Điều khiến PGS Thịnh lo lắng bởi vì hiện nay hóa chất này bán rất rộng rãi trên thị trường, nhiều người mua về dùng vô tội vạ, coi đó là giải pháp, làm ăn không chân chính.
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng KNO3 để bảo quản thịt và các thực phẩm khác. KNO3 về hóa học có thành phần giống như các chất làm phân bón trong nông nghiệp nhưng chức năng khác nhau nên mục đích sản xuất cũng khác nhau. Khi sử dụng KNO3 cho phân bón họ sẽ làm đại trà, không tinh khiết. Còn dùng cho thực phẩm thì KNO3 được sản xuất chặt chẽ hơn. Dù thành phần giống nhau nhưng mục đích sử dụng khác nhau nên nó cũng có chu trình sản xuất khác nhau.
Vì sao KNO3 làm tươi thịt?
Lý giải vì sao KNO3 có thể phù phép thịt ôi thiu thành thịt tươi ngon, như mới mổ từ lợn ra, PGS Thịnh cho biết về mặt sinh hóa khi miếng thịt vừa được pha xong, Hemoglobin nằm trong thịt vẫn còn nên miếng thịt rất tươi, có màu đỏ hồng. Một vài giờ sau Hemoglobin tiếp xúc với O2 thành Memogrobin, lúc này, thịt ươn đang phân hủy có mùi, màu nhợt, thâm. Khi đó, người bán hàng chỉ cần săm pết chút KNO3 vào miếng thịt sẽ thay đổi. Bởi vì thành phần NO3 trong KNO3 sẽ biến Memogrobin ngược trở lại thành Hemoglopin, màu thâm thâm của thịt thành thịt đỏ tươi. Nhìn bằng mắt thường người ta thấy miếng thịt đó vẫn tươi ngon như lợn vừa mới được mổ.
Khi thịt đã hồng hào, việc khử mùi ôi cũng không khó. Người bán hàng sẽ tẩy mùi hôi, thiu và mùi NO3 bằng cách ngâm vào chất tẩy trắng Na2 SO3. Chất này oxi hóa mạnh làm mất mùi amoniac có trong thịt khiến miếng thịt trở nên hoàn hảo.
PGS Trần Hồng Côn – Khoa Hoa học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết KNO3 được dùng từ rất lâu để săm pết. KNO3 ban đầu người ta lấy từ phân con dơi. Vì trong đó có nhiều chất hữu cơ, người ta lấy phân dơi hòa tan với nước rồi cho vào khi làm thịt hun khói, lạp sườn, xúc xích.
Nếu dùng quá liều cho phép, sai mục đích như biến thịt ôi thành thịt tươi thì có hại không, PGS Côn cho biết cái gì dùng quá cũng thành độc dược.
Infonet