Hành động bán ra của khối ngoại vẫn là ẩn số
Dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (chưa đầy 20%) nhưng giao dịch của khối ngoại luôn được thị trường quan tâm và sẽ có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đến triển vọng của thị trường. Tuy nhiên, ẩn số sự thật đằng sau động thái bán ròng của khối ngoại vẫn chỉ được khẳng định rõ ràng ngay sau cuộc họp bàn về lãi suất của FED.
- 19-09-2016Khối ngoại giảm bán, VnIndex tăng gần 7 điểm sau kỳ review ETF
- 13-09-2016Khối ngoại bán ròng 10 phiên liên tiếp trên Hose, tập trung "xả hàng" VNM, VCB
- 08-09-2016Sắc xanh trở lại thị trường sau 4 phiên điều chỉnh, đà bán ròng của khối ngoại vẫn chưa chấm dứt
Giai đoạn từ đầu tháng 8 đến hiện tại cũng là thời điểm bán ròng mạnh tay nhất của khối ngoại kể từ đầu năm 2016 đến nay. Giá trị bán ròng tính riêng tại HOSE từ đầu tháng 8 đến nay ghi nhận hơn 5.000 tỷ đồng.
“Chỉ báo tâm lý” của thị trường
Dù chỉ chiếm một phần không quá lớn trong tổng giá trị giao dịch hàng ngày của thị trường chứng khoán Việt Nam (15-20%) nhưng các hoạt động mua bán của khối ngoại luôn được NĐT trong nước quan tâm và xem như một dạng “chỉ báo tâm lý” của thị trường.
Đến thời điểm hiện tại, giới phân tích chỉ có thể lý giải cho hành động này xuất phát từ hành động tái cơ cấu quý III/2016 của các quỹ ETF. Tuy nhiên, sau đợt tái cơ cấu, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng. Và lần này giới phân tích nghiêng về khả năng khối ngoại đang lo ngại khả năng FED năng lãi suất trong cuộc họp sắp tới.
Tuynhiên, theo CTCK Maybank KimEng (MNKE), hãy khoan bàn đến lý do khối ngoại tiến hành bán ròng mạnh trong giai đoạn hai tháng gần đây. Trước hết cần nhìn nhận, năm 2016 không phải là năm mà các NĐTNN thật sự quyết liệt trong hoạt động mua vào của mình.
Số liệu thống kê cũng cho thấy trước giai đoạn tháng 8, hoạt động mua bán của khối ngoại chỉ dừng lại ở mức cân bằng. Mức cân bằng này đã bị phá vỡ khi tính từ đầu tháng 8, khối ngoại bắt đầu gia tăng rất mạnh cường độ bán ròng của mình, chỉ trong vỏn vẹn chưa đến 2 tháng, giá trị bán ròng tính riêng tại HOSE đã lên trên 5.000 tỷ đồng.
Do đó, sẽ không quá lời nếu cho rằng đây chính là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến thị trường rơi vào pha điều chỉnh và tích lũy đáng kể nhất tính từ đầu năm 2016 đến nay.
Vẫn là điểm sáng
Câu hỏi quan trọng hơn cho triển vọng ngắn hạn sắp tới của thị trường sẽ liên quan đến việc khối ngoại có mau chóng giảm bớt cường độ bán ròng hay không?
Theo MBKE., giai đoạn từ đầu tháng 8 đến hiện tại cũng là khoảng thời gian không tích cực của chứng khoán toàn cầu. Các số liệu thống kê có thể phản ánh rõ điều này. Sự tương quan giữa các thị trường chứng khoán toàn cầu cũng là diễn biến có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn gần hai tháng qua.
Xét về tương quan định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các quốc gia lân cận trong khu vực, vị trí của Việt Nam vẫn tạo ra điểm nhấn hấp dẫn nhất định nhưng độ hấp dẫn có vẻ đã giảm hơn so với các lần xem xét trước đó.
Có thể thấy trong nhóm “ASEAN - 5” (không tính Singapore), thị trường chứng khoán tại nhóm này đang duy trì mức PE dự phóng trung bình cho 2016 quanh ngưỡng 22x trong khi thông số này dành cho thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng gần 16x.
Trong khi đó, dữ liệu thống kê gần đây vào tháng 7 cho thấy con số này chỉ là 14x và khoảng cách định giá vào lúc đó tạo ra sự hấp dẫn lớn hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam so với phần còn lại.
Dù mức hấp dẫn có giảm hơn, thực tế là định giá dựa trên PE dự phóng trung bình cho năm 2016 của Việt Nam vẫn tạo ra lợi thế. Lẽ dĩ nhiên sẽ có một chút khập khiễng nếu đánh đồng thị trường chứng khoán Việt Nam (vốn dĩ vẫn đang nằm ở nhóm thị trường cận biên) so với các thị trường chứng khoán lớn hơn (đa phần trong nhóm thị trường mới nổi).
Dù vậy ngay cả khi đưa vào mức chiết khấu khoảng 20%, sẽ vẫn là “phải chăng” nếu kỳ vọng PE của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng lên và xoay quanh mức 18x, tương đương với kỳ vọng tăng trưởng về mặt điểm số thêm khoảng 12,5%.
Xét ở mức điểm hiện tại của VN-Index là 651 điểm, với kỳ vọng “phải chăng” trong trung hạn (với mức tăng 12,5%) sẽ tương đương với điểm số 730 điểm. Với một mức định giá PE vào loại “trung bình thấp” đi kèm với tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp niêm yết ở mức cao trung khu vực, sẽ không quá đáng khi cho rằng Việt Nam vẫn còn là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.