Hành trình của máy bay năng lượng mặt trời vòng quanh thế giới không tốn 1 giọt nhiên liệu
Mặc dù phải cần rất nhiều năm nữa để thử nghiệm và phát triển máy bay năng lượng mặt trời, hành trình vòng quanh Trái đất của Solar Impulse2 đã phá vỡ những giới hạn và hé mở cánh cửa của tương lai.
- 30-09-2022Máy bay năng lượng mặt trời ở trên không nhiều tháng, nhẹ chỉ bằng chiếc SUV, mở cánh cửa cho hàng không tương lai
- 29-09-2022Lịch sử sang trang: Chiếc máy bay điện đầu tiên trên thế giới cất cánh thành công
- 23-09-2022'Gáo nước lạnh' với người tiêu dùng: Giá vé máy bay sẽ ngày càng đắt hơn
Hành trình vòng quanh Trái đất kéo dài 42.000 km trong 505 ngày với vận tốc trung bình 70 km/h của chiếc máy bay năng lượng mặt trời đã làm nên lịch sử.
Chiếc máy bay năng lượng mặt trời đã thực hiện được điều mà nhiều người cho là không thể, đó là bay qua 4 lục địa và 2 đại dương mà không cần đến một giọt nhiên liệu. Những tia nắng mặt trời là thứ duy nhất cung cấp sức mạnh cho chiếc máy bay này.
Chiếc máy bay Solar Impulse là sản phẩm trí tuệ của nhà thám hiểm Bertrand Piccard. Ý tưởng xuất hiện sau khi ông thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái đất liên tục bằng khinh khí cầu. Trong chuyến đi đó, ông quan sát thấy nhiên liệu giảm dần từng ngày. Điều đó khiến ông lo lắng nguyên liệu không đủ để hoàn thành chuyến bay. Ông tự hỏi liệu còn cách nào tốt hơn không và cuối cùng ông đã tìm ra câu trả lời.
Bertrand Piccard đã cộng tác với Andre Borschberg, một kỹ sư và là một doanh nhân từng được đào tạo như một phi công trong không quân Thụy Sĩ. Cả hai đã chính thức công bố dự án vào năm 2003. Bertrand Piccard và Andre Borschberg xác định: “Một khi thông báo chính thức, chúng tôi không còn đường lui. Vì vậy, đó là những gì chúng tôi làm trong 13 năm tới”. Họ liên hệ với các nhà đầu tư, kỹ sư và các đối tác trong ngành để phát triển máy bay. Mọi thành phần, linh kiện đều được kiểm tra và tối ưu hóa.
Kết quả của nỗ lực này đã làm nên Solar Impulse 2, một kỳ công của kỹ thuật. Chiếc máy bay được trang bị hơn 17.000 tấm pin năng lượng mặt trời, nặng chỉ 2,4 tấn với sải cánh dài 72m. Mỗi tấm pin mỏng gần bằng sợi tóc người, phủ kín hai cánh mỏng manh và thân máy bay. Những tấm pin phơi mình dưới ánh nắng, sạc đầy 4 pin lithium nhằm giữ cho cánh quạt máy hay hoạt động vào buổi tối.
Bertrand Piccard và Andre Borschberg thay nhau thực hiện chuyến bay. Đôi cánh của máy bay không thể bị nghiêng quá 5 độ, nếu không máy bay sẽ bị mất kiểm soát vì kích thước rộng mà trọng lượng lại quá nhẹ. Điều đó cũng đồng nghĩa thời tiết xấu hoặc gió mạnh cũng có thể dễ dàng quật máy bay chệch hướng.
Theo thông tin công bố, thời tiết trở thành "kẻ thù số một" của toàn đội, vì máy bay di chuyển khá “quanh co”. Ban ngày, máy bay bay lên cao hơn 9.000m và phải hạ độ cao xuống khoảng 1.500m vào ban đêm để tiết kiệm năng lượng. Nhóm nghiên cứu phải dự báo gió, độ ẩm và nhiệt độ ở nhiều độ cao. Điều kiện thời tiết đã khiến nhiều chặng bay bị trì hoãn.
Vượt qua những thách thức về công nghệ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và chiếc máy bay “mỏng manh” khiến cho tốc độ bay chậm lại, cả nhóm phát triển Solar Impulse luôn giữ được một niềm tin mạnh mẽ.
Borschberg nói: “Tôi chưa bao giờ mất niềm tin vào những gì chúng tôi đang làm. Có điều gì đó nói với tôi rằng luôn có giải pháp cho mọi việc. Chúng tôi phải mất nhiều thời gian hơn, cần nhiều nỗ lực hơn, những chắc chắn chúng tôi sẽ tìm ra cách".
Cuối cùng, chiếc máy bay Solar Impulse 2 do hai phi công Bertrand Piccard và Andre Borschberg điều khiển đã hạ cánh thành công tại Abu Dhabi vào rạng sáng ngày 26/7/2016.
Việc sử dụng pin năng lượng mặt trời cho máy bay vẫn còn nhiều hạn chế và cần hàng thập kỷ để thử nghiệm và phát triển đến quy mô thương mại. Song, bằng các vượt qua giới hạn chưa ai đạt đến, nhóm phát triển máy bay Solar Impulse đã có những đóng góp quan trọng cho ngành hàng không.
Dưới đây là những hình ảnh ghi lại hành trình vòng quanh thế giới ghi dấu lịch sử và mở ra trang mới cho tương lai phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trong lĩnh vực hàng không.
Ngày 23/4/2016, máy bay Solar Impulse 2 bay qua Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) tại San Francisco trong cuối hành trình từ Hawaii, một phần trong nỗ lực bay vòng quanh thế giới. Ảnh: AP
Các kỹ sư làm việc với sải cảnh máy bay bằng sợi carbon dài 72m tai sân bay quân sự cũ của Duebendorf, gần Zurich, ngày 17/12/2013. Ảnh: Getty Images.
Nhà khoa học kiêm nhà thám hiểm và đồng thời là phi công Bertrand Piccard ngồi trong không gian mô phỏng gần giống buồng lái máy bay thực tế chạy bằng năng lượng mặt trời Solar Impulse. Thời điểm này là giai đoạn đầu của chuyến bay thử nghiệm 72 giờ không ngừng nghỉ vào ngày 17/12/2013. Mục đích là để Piccard và phi công Andre Borschberg có thêm kinh nghiệm cho chuyến bay vòng quanh thế giới của họ. Ảnh: Getty Images.
Máy bay Solar Impulse 2 được phi công Bertrand Piccard lái ra khỏi căn cứ để thử nghiệm ở Payerne, ngày 1/11/2014. Ảnh: RT
Andre Borschberg (bên trái) và Bertrand Piccard (bên phải) là những người sáng lập và là phi công ái Solar Impulse. Họ giới thiệu trung tâm điều khiển Monaco Solar Impulse mới, vào ngày 10/2/2015, tại Monaco. Ảnh: Getty Images.
Phi công người Đức Markus Scherdel đáp chuyến bay thử nghiệm với của Solar Impulse 2 sau chuyến bay đầu tiên tại Payerne, Thụy Sĩ.
Buồng lái của máy bay Solar Impulse 2 chạy bằng năng lượng mặt trời, sau chuyến bay huấn luyện tại căn cứ ở Payerne. Ảnh: RT
Solar Impulse 2 hạ cánh xuống Muscat vào ngày 9 tháng 3 năm 2015. Ảnh: RT
Trung tâm điều khiển ở Monaco ngày 1/6/2015, khi Solar Impulse 2 hạ cánh tại Nhật Bản. Ảnh: Getty Images.
Phản ứng của phi công Andre Boschberg sau khi hạ cánh Solar Impulse 2 hạ cánh ở Muscat vào ngày 9/3/2015. Ảnh: RT.
Các gói thực phẩm Solar Impulse được trưng bày tại sân bay quốc tế Nam Kinh, Trung Quốc vào ngày 22/4/2015. Ảnh: Getty Images.
Solar Impulse 2 chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay San Pablo ở Seville, miền nam Tây Ban Nha, vào ngày 23/6/2016.
Một bức ảnh "tự sướng" của phi công Bertrand Piccard trong chặng cuối cùng của chuyến đi vòng quanh thế giới với Solar Impulse 2 trên Bán đảo Ả Rập vào ngày 25/7/2016. Ảnh: RT
Hình ảnh do nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Andre Borschberg chụp trên máy bay Solar Impulse 2 trong chuyến bay từ Tusla, Oklahoma, đến Dayton, Ohio. Bên dưới là sông Mississippi lúc hoàng hôn vào ngày 21/5/2016. Ảnh: RT
Một người đàn ông sử dụng điện thoại để chụp ảnh khi Solar Impulse 2 hạ cánh xuống sân bay quốc tế Mandalay vào ngày 19/3/2015. Ảnh: RT
Khu vực núi Nagano do phi công Thụy Sĩ Andre Borschbergchụp từ trong buồng lái của máy bay Solar Impulse 2 trong chặng thứ 7 của chuyến đi vòng quanh thế giới. Bức ảnh do Solar Impulse công bố ngày 1/6/2015. Ảnh: RT.
Nhà thám hiểm người Thụy Sĩ Andre Borschberg trên máy bay Solar Impulse 2 trong chuyến bay từ Tusla đến Dayton vào ngày 21/5/2016. Ảnh: RT.
Các vũ công hula chào đón máy bay Solar Impulse 2 khi nó hạ cánh xuống sân bay Kalaeloa ngày 3/7/2015. Ảnh: RT
Solar Impulse 2 đậu trong một nhà chứa máy bay di động sau, khi bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Nagoya, Nhật Bản vào ngày 3/6/2015. Ảnh: RT.
Solar Impulse 2, do Bertrant Piccard lái, hạ cánh ở Ahmedabad, Ấn Độ, vào ngày 10/3/2015. Ảnh: Getty Images.
Solar Impulse 2 chuẩn bị cất cánh từ Sân bay Quốc tế Dayton vào ngày 25/5/2016. Ảnh: Getty Images.
Máy bay Solar Impulse 2 bay qua Tượng Nữ thần Tự do trước khi hạ cánh xuống sân bay JFK vào ngày 11/6/2016 ở New York. Ảnh: Getty Images.
Solar Impulse 2, do Andre Borschberg lái, bay qua Manhattan vào ngày 11/6/2016. Ảnh: RT
Solar Impulse 2 bay qua kim tự tháp Giza vào ngày 13/7/2016 trước khi hạ cánh ở Cairo, Ai Cập. Ảnh: RT.
Một hình ảnh do phi công Bertrand Piccard chụp trong chuyến bay qua Biển Đỏ. Đây là chặng cuối cùng của chuyến bay vòng quanh thế giới dầu tiên mà không cần sử dụng nhiên liệu. Ảnh: Getty Images.
Vào ngày 26/7/2016, máy bay Solar Impulse 2 hạ cánh ở Abu Dhabi để kết thúc chuyến bay vòng quanh thế giới đầu tiên mà không cần sử dụng nhiên liệu. Ảnh: RT
Solar Impulse 2, tại một sân bay ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sau khi hoàn thành vòng quay quanh Trái đất. Ảnh: RT.
Phi công Andre Borschberg (trái) và Bertrand Piccard (phải) ăn mừng sau khi Solar Impulse 2 hạ cánh thành công ở Abu Dhabi vào ngày 26/7/2016. Ảnh: RT.
Nhịp Sống Thị Trường