Hành trình lập nghiệp "đi lên từ giàu có": Cô gái 9x kiếm hàng triệu USD mỗi năm nhờ khả năng thích ứng độc đáo
21 tuổi tiếp quản công việc kinh doanh của bố, Từ Thiên Huê giữa sự nghi ngờ của mọi người đã có bước chuyển mình đầy ngoạn mục với những chiêu trò độc nhất vô nhị.
- 05-05-2022Tỷ phú Elon Musk tiết lộ bí quyết lãnh đạo cho các CEO: Bớt họp hành, bớt thuyết trình và hãy tập trung vào điều này
- 05-05-2022Jeff Bezos hỏi Warren Buffett: Cách đầu tư của ông rất đơn giản, tại sao ít người học được? Hóa ra ai cũng mắc 1 sai lầm, muốn làm giàu thì thay đổi ngay
- 05-05-2022Chỉ nhìn đứa trẻ tập đi, ông trùm kinh doanh Richard Branson thấy được 3 bài học kinh doanh thần kỳ
Từ Thiên Huệ - tiểu thư hiểu chuyện trong gia đình giàu có
Từ Thiên Huệ sinh năm 1999 trong một gia đình khá giả ở Quảng Đông, Trung Quốc. Cha cô là chủ điều hành một trang trại nuôi lươn và sản xuất kinh doanh các thiết bị y tế. Mặc dù lớn lên trong gia đình giàu có, nhưng người cha lại không quá chiều chuộng cô. Thay vào đó, ông thường đưa Từ Thiên Huệ đến nơi làm việc của mình, để cô có thể hiểu được sự vất vả của ba mẹ.
Từ Thiên Huệ. Ảnh: Internet
Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, Từ Thiên Huệ đã luôn ngoan ngoãn và hiểu chuyện, không bao giờ để cha mẹ phải lo lắng về việc học của mình. Năm 18 tuổi, cô đã trúng tuyển chuyên ngành toán học và tài chính của Đại học Manchester, Vương quốc Anh. Sau khi tốt nghiệp, cô đã nhận được lời đề nghị đến làm việc tại một công ty tài chính ở Hồng Kông, Trung Quốc. Ban đầu cô dự định sẽ đi làm nhưng một cuộc điện thoại của cha đã thay đổi quỹ đạo của cuộc đời cô.
"Con gái, có hứng thú về nhà giúp ba nuôi lươn không? Ba hiện tại thật sự quá bận!" Vì công việc kinh doanh của cha cô rất bận rộn, hiện đang điều hành hai ngành cùng một lúc nên hy vọng con gái có thể về quê tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.
Trước lời mời của cha, Thiên Huệ trong lòng liền cảm thấy bất an: “Nhưng con không có kinh nghiệm nuôi lươn, lại còn trẻ như vậy. Con sợ không thể làm tốt! "
"Không sao đâu! Về đi! Ba tin tưởng con!"
Ban đầu cô hơi do dự, nhưng sau khi cân nhắc, cô đã quyết định trở về và tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình để có thể vừa chăm sóc cha mẹ vừa rèn luyện khả năng của mình. Tuy nhiên, vì vừa ra trường nên có một nhóm người không tin phục, đó là các nhân viên của trang trại.
Nhưng khi mọi nhân viên đều mang theo ánh mắt đầy nghi ngờ nhìn mình thì cô lại càng muốn làm thật tốt để chứng tỏ bản thân. Nhưng cô không ngờ rằng mới chỉ một tuần sau khi trở về, một cuộc khủng hoảng lớn đã xuất hiện.
Công việc chững lại do dịch bệnh
Trang trại nuôi lươn của gia đình cô ở thành phố Đài Sơn, Trung Quốc. Thông thường, lươn ở khu vực này sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhưng không ngờ khi cô vừa mới tiếp quản thì trong nháy mắt đã gặp phải dịch bệnh. Việc kinh doanh lươn bỗng chốc bước vào thời kỳ khủng hoảng, thậm chí nhiều con lươn bị thối rữa vì không bán được.
Nhờ tinh thần sẵn sàng học hỏi, Từ Thiên Huệ đã thu được rất nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi lươn. Ảnh: Internet
Thực tế, lươn ngoài xuất khẩu còn được bán ở trong nước. Nhưng nếu như ở Nhật Bản có yêu cầu về trọng lượng của lươn khoảng 200g để phù hợp với khẩu phần ăn của từng người. Thì thị trường Trung Quốc lại chuộng lươn lớn khoảng 500g để có thể đáp ứng cho một bữa ăn của cả một gia đình.
Trang trại nuôi lươn của cô từ trước đến nay lại chưa mở rộng thị trường trong nước nên chỉ nuôi lươn loại nhỏ 200g. Nhưng vì không có hy vọng xuất khẩu nên cô quyết định sẽ cố gắng hết sức để chuyển đổi toàn bộ số lươn đang nuôi sang bán trong nước. Sau cuộc họp nhân viên, cô đã đưa ra quyết định những con lươn này sẽ tiếp tục được nuôi thêm 8 tháng nữa!
Khi nghe tin, các nhân viên đã rất sốc. Vì chỉ tính riêng thức ăn chăn nuôi trong 8 tháng nữa sẽ mất đến 10 triệu NDT. Ngoài ra, không biết liệu thị trường trong nước có chấp nhận hàng tấn lươn trong tương lai này hay không.
Tuy nhiên sau khi tìm hiểu thị trường, cô nhận thấy rằng những con lươn nặng 500g sẽ có giá bán cao hơn. Nên tính ra việc nuôi thêm 8 tháng nữa vẫn có lãi rất cao. Vì vậy, cô quyết định sẽ mạnh dạn đầu tư, nhưng một vấn đề quan trọng khác đã lại phát sinh.
Gặp vấn đền trong kỹ thuật canh tác
Để tập trung nuôi lươn nặng 500g, cô đã chuyển hẳn đến sống ở trang trại. Nhưng lời nhận xét của kỹ thuật viên đã khiến cô phải chết lặng: "Không nuôi được! Chúng tôi chưa từng nuôi bao giờ, cũng không có kinh nghiệm! Tốt hơn hết cô nên thuê một thiên tài khác!"
Hóa ra ở giai đoạn này, trang trại lại chưa có công nghệ nuôi lươn đến 500g. Vì vậy, cô đã bỏ rất nhiều tiền để tìm gặp kỹ thuật viên nuôi lươn Trương Bảo Khang nhờ hướng dẫn về kỹ thuật. Nhưng không ngờ, ông đã từ chối yêu cầu của cô ngay lập tức.
Bởi vì, ông thấy cô còn trẻ nên lo lắng rằng cô không đáng tin cậy. Nhưng qua nhiều lần thuyết phục cô đã thể hiện sự quyết tâm của mình. Cuối cùng ông Trương cũng đồng ý. Ngay khi đến trang trại của Từ Thiên Huệ, ông đã phát hiện ra những vấn đề trong việc nuôi lươn của cô. Dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật của ông Trương, cô đã lần lượt giải quyết được 3 vấn đề lớn về mật độ chăn nuôi, dinh dưỡng thức ăn và chất lượng thịt lươn.
Cuối cùng sau 8 tháng, những con lươn nặng 500g đã được nuôi thành công. Vì lươn của cô chắc thịt và có chất lượng tốt nên nó nhanh chóng được bán ở nhiều thị trường trong nước. Nhờ đó, cô đã kiếm được hơn 50 triệu NDT mỗi tháng. Điều này đã khiến cha và các nhân viên của trang trại phải thán phục.
Thích nghi và thay đổi
Sau thành công đó cô đã bắt đầu thực hiện bước thứ hai trong kế hoạch của mình - chế biến các món lươn để bán. Cho nên cô đã chế biến lươn và đưa chúng vào các chợ ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, các món lươn này lại không bán được. Điều này có thể khiến cô rất ngạc nhiên. Tại sao người dân Bắc Kinh không mua món lươn đã được nấu chín?
Hóa ra, vì món lươn của cô có độ ngọt quá cao và độ mặn quá thấp. Người Bắc Kinh lại không thích loại hương vị này. Vì vậy cô ấy đã mời đến một chuyên gia chuyên pha chế nước sốt. Sau nửa tháng nghiên cứu, cô đã tìm ra một loại nước sốt mới. Với món ăn đã được cải tiến, cô lại đến Bắc Kinh. Lần này sản phẩm đã được người dân địa phương chào đón nồng nhiệt.
Các món ăn từ lươn được chế biến phù hợp với khẩu vị của người dân ở nhiều địa phương. Ảnh: Internet
Trong khoảng thời gian sau đó, Từ Thiên Huệ đã đi du lịch qua nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc, nếm thử nhiều món ăn để tìm hiểu về khẩu vị độc đáo của người dân từng địa phương.
Cô đã phát triển các sản phẩm chế biến từ lươn phù hợp với khẩu vị của người dân các nơi, nên sau khi được đưa vào thị trường đều bán khá chạy. Từ Thiên Huệ đã mở cửa thành công thị trường ở nhiều nơi và làm cho việc kinh doanh lươn trong nước trở nên thịnh vượng.
Hợp tác cùng phát triển
Sau khi trở lại trang trại, cô nhận thấy nhiều trang trại cũng đang gặp khó khăn về xuất khẩu trong thời kỳ dịch bệnh. Cô liền chia sẻ kinh nghiệm của mình với mọi người và dạy họ nuôi những con lươn nặng 500g.
Vì vậy, hơn 2.000 nông dân địa phương đã hợp tác với cô. Trong năm 2020, cô đã bán hơn 10 triệu con lươn, với doanh thu hàng năm là 1 tỷ NDT (khoảng 151 triệu USD), cao hơn gấp đôi so với doanh thu từ doanh nghiệp của cha cô.
Từ Thiên Huệ đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh khiến cha cô rất vui mừng. Ảnh: Internet
Vào năm 2021, tình hình xuất khẩu dần được cải thiện. Từ Thiên Huệ đã xây dựng một đường dài 5 mét trong trang trại để chia lươn thành ba hạng và bán chúng đến những nơi khác nhau. Trên 500g cung cấp cho thị trường trong nước, 200g-500g cung cấp cho thị trường Nga và những loại dưới 200g sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Chưa đầy hai năm, Từ Thiên Huệ đã thu được rất nhiều kinh nghiệm. Dù bắt đầu nuôi lươn bằng con số 0, nhưng cô luôn sẵn sàng học hỏi và thay đổi, chứng tỏ bản thân bằng những hành động thiết thực, đạt được nhiều thành tích tuyệt vời như vậy.
Kinh nghiệm kinh doanh của cô cũng đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người: Chỉ khi thích ứng với thị trường và thích ứng với sự phát triển của thời đại, chúng ta mới thực sự tồn tại được!
Theo NetEase