Hành vi cho vay lãi nặng xử lý thế nào?
Trong thời gian vừa qua, tình trạng cho vay lãi nặng (“tín dụng đen”) diễn ra khá nhiều từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa… qua đó gây mất trật tự an ninh xã hội, thậm chí xảy ra một số vụ án mạng đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
- 11-06-2019Truy tố 11 đối tượng cho vay nặng lãi, hành hung nạn nhân
- 30-05-2019Bắt nhóm cho vay nặng lãi với lãi suất gần 150%/năm
- 23-05-2019Tạm giam kẻ cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi lên tới 200%/năm
Trong khi người dân cần vay tiền ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì nhiều thủ tục giấy tờ ràng buộc, nhưng vay “tín dụng đen”, người vay chỉ cần CMND, hộ khẩu là muốn vay bao nhiêu cũng được.
Thực chất, “tín dụng đen” có thể hiểu là hình thức tư nhân chuyên cho vay tín dụng với lãi suất cao, không nằm trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức tín dụng hợp pháp, không theo quy định của pháp luật về tín dụng. Đây là hình thức cho vay với mức lãi suất cao so với lãi suất của ngân hàng.
Nếu trần của lãi suất ngân hàng từ 9 – 13%/năm thì vay “tín dụng đen” phải chịu từ 100 – 200%/năm. Hành vi này là cho vay lãi nặng cần có biện pháp xử lý ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm “tín dụng đen”.
Hiện lực lượng Công an đang tập các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, xử lý các hành vi tội phạm kiểu “tín dụng đen”. Trong đó, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra khám phá hàng chục vụ án “tín dụng đen”.
Đáng chú ý là vụ án do Triệu Đình Hoan, trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư Hải Linh cầm đầu và 10 đồng phạm do Hoan chỉ đạo bị khởi tố về tội "Cho vay lãi nặng" theo qui định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.
11 đối tượng trong ổ nhóm cho vay lãi nặng (ảnh do Công an cung cấp).
Quá trình tố tụng vụ án cho thấy, cuối năm 2010, Triệu Đình Hoan mở Công ty Hải Linh và núp bóng doanh nghiệp này để vho vay lãi nặng. Khách hàng của Hoan chủ yếu là các doanh nghiệp vay để đáo nợ ngân hàng và khách hàng cá nhân vay tiển với tỷ lệ lãi suất từ 2.000đ đến 5.000đ/triệu/ngày.
Khách hàng chỉ cần ghi thông tin cá nhân trong giấy tờ do Hoan soạn sẵn, nhưng không ghi tiền lãi suất trên giấy và thống nhất cứ 10 ngày phải đóng lãi một lần; nếu không trả đúng kỳ hạn thì Hoan sẽ cộng số tiền lãi vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi của số tiền gốc để yêu cầu khách phải trả...
Trong số các khách hàng của Hoan có người vay 70 tỷ đồng từ năm 2017. Đến tháng 10-2018 đã trả 60 tỷ đồng tiền lãi. Tháng 11-2018, nạn nhân không còn khả năng trả lãi cho Hoan nữa nên số tiền nợ đến khi vụ việc vỡ lở đã lên tới gần 138 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 1 năm, số tiền cả gốc lẫn lãi nạn nhân phải trả đã gấp gần 2 lần so với tiền gốc, đó là chưa kể chị này đã trả 60 tỷ đồng tiền lãi, chỉ còn thiếu 10 tỷ đồng là đủ tiền số tiền gốc vay!
Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội bước đầu xác định có 7 người đang nợ tiền của Hoan, với số tiền nợ rất lớn. Đồng thời xác minh 6 doanh nghiệp tư nhân vay tiền của Hoan để đáo nợ, hiện còn nợ Hoan hàng trăm tỷ đồng.
Được biết, để có tiền cho vay, Hoan đã huy động từ một số cá nhân, với số vốn lên tới hơn 960 tỷ đồng và huy động thêm cả trăm tỷ đồng để cho vay. Số lãi suất huy động từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng/triệu/ngày. Nhưng Hoan cho người vay với lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày, hưởng chênh lệch hơn gấp đôi so với lãi suất huy động.
Đây là ổ nhóm hoạt động “tín dụng đen” có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp và có sự cấu kết chặt chẽ với nhau tạo thành một đường dây khép kín hoạt động hoành hành với qui mô lớn, lãi suất cao, giá trị lên tới hơn một nghìn tỷ đồng, gây nhức nhối trong dư luận xã hội.
Hành vi nêu trên đã phạm vào Điều 201, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội “cho vay lãi nặng”, quy định:
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Công an nhân dân