MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hầu hết trẻ lớn lên trong gia cảnh nghèo khó có 2 THÓI QUEN: Thay đổi sớm để đổi vận, đường đời hanh thông!

25-12-2023 - 19:06 PM | Lifestyle

Nếu không quyết tâm thay đổi số mệnh, họ chỉ mãi quanh quẩn trong vòng tròn bần hàn, túng thiếu.

Trên đường đời, hầu hết mọi người đều chạy vòng quanh cả cuộc đời. Nhiều người mong muốn thoát nghèo và sống một cuộc sống giàu sang. Nghèo khó hay giàu sang được quyết định bởi thái độ và hành động của bạn.

Một số người luôn cảm thấy bế tắc, khó khăn vì không tìm ra nguyên nhân để thay đổi hoàn cảnh hiện tại.

Hầu hết những đứa trẻ sống trong gia đình nghèo khó đều có những thói quen sau:

1. Nhận thức kém và không muốn học

Nhiều người ban đầu xuất phát từ trình độ rất thấp, nhưng nhờ không ngừng học hỏi, họ đã nâng cao kiến thức của mình, cuối cùng đạt được thành công. Cuộc sống thực sự được quyết định bởi nhận thức.

Nếu xét về mặt nhận thức, bạn luôn dậm chân tại chỗ, không chịu học hỏi và tin rằng mình không có khả năng thay đổi thì bạn sẽ chỉ mắc kẹt trong cảnh nghèo khó suốt đời.

Hầu hết trẻ lớn lên trong gia cảnh nghèo khó có 2 THÓI QUEN: Thay đổi sớm để đổi vận, đường đời hanh thông! - Ảnh 1.

Cuộc sống thực sự được quyết định bởi nhận thức. (Ảnh minh hoạ)

Có một câu chuyện như sau: Nhân viên bảo vệ ở bãi xe là một thanh niên có điều kiện gia đình không mấy khá giả. Thế nhưng, anh không nỗ lực học tập, làm việc mà chỉ nghĩ sẽ kiếm một công việc đủ trang trải cuộc sống. 

Anh dành phần lớn thời gian ở bốt trực để chơi điện thoại di động, sau giờ làm việc thỉnh thoảng đi ăn cùng đồng nghiệp hoặc về nhà ngủ. Một đồng nghiệp thấy vậy đã thuyết phục anh dành thời gian để học hỏi thêm kỹ năng khác. Nhưng anh không đồng tình và cho rằng chỉ cần có việc làm để nuôi sống bản thân là đủ. 

"Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, dù có cố gắng bao nhiêu cũng vô ích", anh cáu kỉnh đáp trả. 

Thời gian trôi qua, anh chỉ già đi một cách vô ích mà không có bất kỳ thay đổi nào trong cuộc đời.

Những người sống trong nghèo khổ thường bị hạn chế nhận thức. Ngay cả khi có cơ hội tốt, họ cũng không sẵn sàng học tập, rèn luyện bản thân. Nếu không quyết tâm thay đổi số mệnh, họ chỉ mãi quanh quẩn trong vòng tròn bần hàn, túng thiếu. 

2. Tính cách kém cỏi khó làm nên việc lớn

Trong một gia đình, những đứa trẻ có tính cách xấu không thể nhận được sự tôn trọng của người khác và khó có thể khẳng định mình khi bước ra ngoài xã hội. Tính cách là tấm danh thiếp của một người và nó cũng là nền tảng quan trọng nhất để thoát nghèo.

Nếu muốn xây dựng mối quan hệ, nhận được lòng tin và có được cơ hội phát triển, bạn cần phải có nhân cách tốt để đảm bảo rằng bạn có thể thay đổi cuộc đời và đạt thành công.

Hầu hết trẻ lớn lên trong gia cảnh nghèo khó có 2 THÓI QUEN: Thay đổi sớm để đổi vận, đường đời hanh thông! - Ảnh 2.

Tính cách là tấm danh thiếp của một người và nó cũng là nền tảng quan trọng nhất để thoát nghèo. (Ảnh minh hoạ)

Một câu chuyện sau sẽ khiến bạn phải suy ngẫm:

Người đàn ông nọ sinh ra và lớn lên trong gia đình không mấy khá giả. Mãi sau này, anh mới có cơ hội hợp tác với một người bạn. Anh hy vọng cơ hội lần này sẽ giúp anh đổi đời, sớm trở nên giàu có, có địa vị. 

Có người xấu biết chuyện đã bí mật liên lạc với anh và sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để mua dữ liệu quan trọng của dự án. Nhìn thấy lợi ích ngay trước mắt, anh liền bị tiền tài che mắt và bắt tay làm điều xấu.

Sau đó, người bạn của anh bị tổn thất nặng nề vì bị phản bội. Sự việc này lan rộng trong ngành kéo theo sự nghiệp của anh bị chấm dứt hoàn toàn. Không ai muốn làm việc, hợp tác với một người tính cách xấu, đạo đức tồi. Anh bị mọi người xung quanh coi thường, bao gồm người thân và bạn bè lâu năm. 

Những người có tính cách xấu khó có được sự tin tưởng và tôn trọng trong giao tiếp và không được người khác tin tưởng. Như vậy, sự nghiệp, đường đời sẽ khó hanh thông, suôn sẻ.

Dù cuộc sống khó khăn đến đâu, hãy luôn giữ tâm sáng. Đừng bị lợi ích trước mắt lay chuyển mà làm những điều trái với lương tâm. Chỉ cần bạn chăm chỉ lao động, đạo đức tốt thì sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.


Theo Ứng Hà Chi

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên