MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hãy tiêu tiền đúng cách ở tuổi 20 để 10 năm sau không phải lăn tăn về tài chính

09-07-2017 - 14:18 PM | Sống

Tuổi 20 sẽ là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời bạn và cũng là thời gian hoàn hảo để bạn sắp xếp kế hoạch tài chính cho tương lai. Khi đã tốt nghiệp, làm việc và bắt đầu xây dựng một gia đình, bạn cũng cần phát triển những thói quen tiền bạc độc lập vì mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chính mình.

Nếu bạn đang ở ngưỡng tuổi 20, đừng quên nhưng thói quen tài chính dưới đây để 30 tuổi không phải lăn tăn về tiền bạc:

1. Trả hết nợ

Nợ nần sẽ ngăn cản bạn thực hiện nhiều thứ bởi lãi suất, áp lực thanh toán nợ. Vì vậy, hãy hạn chế nợ nần và có kế hoạch trả nợ sớm nhất có thể để nó không trở thành gánh nặng cho bạn ở tuổi 30.

2. Tránh nợ thẻ tín dụng

Mặc dù việc thanh toán hết các khoản nợ thời sinh viên của bạn rất quan trọng nhưng hãy đảm bảo bạn không tích lũy thêm một khoản nợ nào khác do phong cách sống quá hoang phí. Thông thường, thẻ tín dụng cho phép bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được và nó sẽ trở thành một gánh nặng lâu dài.

Bạn nên đảm bảo sử dụng thẻ tín dụng dưới 30% hạn mức tối đa.

3. Tạo một quỹ khẩn cấp

Các chi phí cho cuộc sống sẽ bất ngờ tăng lên khi bạn ngày càng trưởng thành và bận rộn. Tốt nhất là hãy chuẩn bị một quỹ khẩn cấp dành cho các tình huống bất ngờ phát sinh. Tiết kiệm được bao nhiều tùy thuộc vào tình hình tài chính và sở thích của bạn.

Hãy tự động trích ra một khoản tiền tiết kiệm hàng tháng mỗi khi nhận lương hàng tháng. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn, khoản tiết kiệm đó không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn.

4. Chuẩn bị cho việc nghỉ hưu

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm cho kế hoạch nghỉ hưu bất kỳ lúc nào, nhưng tốt nhất là hãy bắt đầu khi bạn còn trẻ. Càng bắt đầu sớm, bạn càng có nhiều thời gian tích lũy cho một cuộc sống thoải mái hơn trong tương lai.

5. Mua bảo hiểm

Có thể bạn nghĩ rằng mua bảo hiểm là việc không cần thiết. Nhưng bạn không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Bảo hiểm có thể có ích khi những tai nạn bất ngờ xảy ra. Hãy xem xét mua bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm phù hợp như bảo hiểm tài sản cá nhân, bảo hiểm nhân thọ dài hạn... Nhất là khi bạn có con.

6. Hãy sống dưới mức thu nhập của bạn

Hãy thiết lập các mục tiêu tài chính rõ ràng và ưu tiên các khoản chi liên quan đến mục tiêu đó. Khi chấp nhận sống tiết kiệm so với mức thu nhập cá nhân ở những năm 20 tuổi, bạn sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính ở tuổi 30 hơn.

7. Hãy đầu tư

Trước 30 tuổi là thời gian tốt nhất để bạn thử đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu. Như vậy, bạn mới có nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm, phục hồi sau sai lầm và phát triển các khoản đầu tư của mình.

Càng trẻ, bạn càng có nhiều rủi ro nhưng cũng có rất nhiều cơ hội khi đầu tư.

8. Chi tiền cho đám cưới trong khả năng của bạn

Đừng chi tiêu quá đà để hôn nhân trở thành chuỗi ngày trả nợ.

Đừng chi tiêu quá đà để hôn nhân trở thành chuỗi ngày trả nợ.

Nếu kết hôn trước 30 tuổi, hãy cố gắng chi trả chi phí cho đám cưới trong khả năng tài chính của bạn. Khi đó, cặp vợ chồng trẻ có thể tập trung vào các mục tiêu tài chính khác ngay sau tuần trăng mật, thay vì phải trả các khoản nợ.

9. Đặt mục tiêu tiền bạc dài hạn

Đề ra mục tiêu dài hạn là rất quan trọng. Khi 20 tuổi, điều quan trọng nhất là bạn phải biết được điều mình thực sự muốn và hướng tới, làm cách nào để sử dụng tiền như một công cụ để đạt được mục tiêu đó.

Mục tiêu của bạn có thể thay đổi theo thời gian, nhưng nếu bạn thiết lập những kế hoạch thực tế cho tương lai, bạn sẽ chi tiền cho nó một cách hiệu quả và hữu ích.

10. Hãy ích kỷ với tiền của bạn

Đôi khi, hãy cho phép bản thân tận hưởng một chút. Bạn có thể đi du lịch, thỏa mãn những sở thích cá nhân, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp... Hãy làm những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, miễn là bạn có đủ khả năng về tài chính.

Thu Hoài

BI

Trở lên trên