Hệ lụy nguy hiểm của quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế ở Trung Quốc
Tốc độ công nghiệp hóa quá nhanh trong khi sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp đang khiến Trung Quốc phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. Dư thừa sản xuất khiến hàng triệu người bị sa thải và họ cũng không thể quay về làm nông.
- 19-04-2016Chưa có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng thép hiện nay
- 17-04-2016Kinh tế Trung Quốc khiến thế giới hoang mang
- 15-04-2016Miệt mài bơm tiền, kinh tế Trung Quốc khởi sắc trong quý I
Đầu tuần này, hàng trăm công nhân ở Đường Sơn (Trung Quốc) đã tập trung bên ngoài văn phòng của ông chủ cũ để phản đối việc bị sa thải. Trong khi đó giới chính trị gia Anh đang buộc tội Trung Quốc giảm giá thép và dư thừa nguồn cung gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp toàn cầu.
Nhiều nhà máy thép chủ lực tại Port Talbot (Wales) đã phải đóng cửa. Người ta có thể cảm nhận rõ ràng về tình trạng dư thừa sản lượng khi bước vào các công nghiệp thép của Trung Quốc tại Đường Sơn cũng như tại xứ Wales của nước Anh xa xôi.
Đối với Trung Quốc, những bất ổn trong ngành thép và than đá có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng.
"Tôi có con gái”, một công nhân giấu tên chia sẻ. “Tôi là trụ cột gia đình. Sau này tôi phải làm gì đây?”. Ông là một trong 4.000 công nhân thất nghiệp sau khi công ty thép quốc doanh Guofeng dừng hoạt động với “lý do ngoài tầm kiểm soát”.
Họ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Năm ngoái, các công ty thép lớn của Trung Quốc thua lỗ hơn 100 tỷ nhân dân tệ (15,5 tỷ USD). Dự kiến, trong vài năm tới, khoảng 500.000 công nhân của các công ty này sẽ bị sa thải. Con số này lớn hơn nhiều so với mức 328.000 công nhân ngành thép phải nghỉ việc tại châu Âu.
Theo Reuters, trong nỗi lực kiềm chế quá tải công nghiệp và ô nhiễm, chính phủ Trung Quốc sẽ sa thải 5 – 6 triệu công chức trong 2 – 3 năm tới.
Lãnh đạo nước này cam kết rằng 1,8 triệu công nhân bị sa thải bởi các công ty than và thép quốc doanh (số còn lại bởi các công ty tư nhân) sẽ được đào tạo lại và thuê lại. Tuy nhiên, việc đào tạo lại có thể trở nên vô nghĩa nếu tình hình ở các vùng công nghiệp ở phía Bắc và Đông Nam Trung Quốc không được cải thiện.
Năm 2015, Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, mức thấp nhất trong 25 năm qua. Tăng trưởng kinh tế các tỉnh thuộc vùng Hắc Long Giang, phía đông bắc Trung Quốc, giảm 10%. Giá than tại khu vực này giảm 50% kể từ năm 2011. Ngành than và công nghiệp nặng tại nước này khiến nhiều công nhân thất nghiệp và không mấy triển vọng.
"Tại các tỉnh có tăng trưởng kinh tế gần chạm mức 0%, cơ hội việc làm cho công nhân trung niên hoặc già hơn thậm chí còn thấp hơn”, Geoffrey Crothall, thuộc tổ chức lao động phi lợi nhuận Bulletin, chia sẻ với AP.
Sự bùng nổ của ngành xây dựng
Giới chính trị gia Mỹ và châu Âu coi Trung Quốc như “cái gai” của ngành công nghiệp thép toàn cầu vì nước này đã bán phá giá thép tại thị trường nước ngoài. Làm sao nền kinh tế trả lương cao của họ có thể cạnh tranh với các nhà máy nhân công giá rẻ và bơm ra thị trường lượng thép khổng lồ như vậy?
Ở Trung Quốc, các nhà đầu tư cá nhân cũng vào cuộc với hàng loạt nhà máy được xây dựng với kỳ vọng giá tăng cao.
Năm 2014, sản lượng thép của Trung Quốc là 820 triệu tấn, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng thép toàn cầu và gấp 7 lần nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới – Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, sự bùng nổ của ngành xây dựng và tăng trưởng kinh tế chững lại khiến giá thép giảm mạnh.
Theo websites Steelbenchmarker.com, giá thép xuất khẩu thế giới giảm hơn 70%, từ mức cao nhất trong lịch sử 1.113 USD/tấn tháng 7/2008, xuống chỉ còn 321 USD hồi tháng trước.
Hiện nay, sản lượng thép mỗi năm của Trung Quốc là 1,2 tỷ tấn, trong khi đó nhu cầu trong nước chỉ khoảng 700 triệu USD. Do đó, nước này đang chuyển hướng ra các thị trường nước ngoài để bù đắp mà chủ yếu là ở châu Á.
"Năm 2015,Trung Quốc xuất khẩu khoảng 100 tấn thép thành phẩm”, Cai Rang, chủ tịch tập đoàn nghiên cứu Sắt Thép Trung Quốc cho biết.
Theo Cai Rang, việc này giống như sự giải thoát cho nguồn hàng dư thừa tại Trung Quốc nhưng lại là cú sốc đối với thị trường quốc tế”.
Cú sốc này bắt đầu lan tỏa khi công ty Tata Steel của Ấn Độ tuyên bố bán các nhà máy thua lỗ của mình tại Port Talbot hồi tháng trước, khiến 4.000 người mất việc và nhiều người ảnh hưởng gián tiếp. Việc này dấy lên hồi chuông cảnh báo cho sự sụp đổ của ngành công nghiệp thép châu Âu.
'Hãy yêu nước'
Rất nhiều công ty công nghiệp nặng lớn của Trung Quốc, bao gồm ngành thép, là các công ty quốc doanh hoạt động ì ạch, thiếu hiệu quả nhưng lại được chính phủ bảo vệ.
Chính quyền Bắc Kinh cam kết sẽ cắt giảm 100 – 150 triệu tấn sản lượng thép từ nay tới năm 2020. Chính phủ cũng cho biết việc này sẽ khiến 500.000 người mất việc, nhưng không đưa ra thời gian cụ thể.
Mới đây, hãng xếp hạng Fitch cho rằng kế hoạch này “có thể gây ra những thách thức tài chính và xã hội rất lớn”.
Những bất ổn trong ngành công nghiệp là vấn đề nhức nhối đối với chính quyền Trung Quốc. Các cuộc biểu tình nổ ra hồi đầu tháng 3 đã đẩy thành phố Shuangyashan vào tình trạng khủng hoảng.
"Tôi chẳng còn nơi nào để vay tiền nữa”, Li Jiuxian, một công nhân 51 tuổi tại Jundeshan, Hắc Long Giang, cho biết.
Các công nhân thép tại Đường Sơn cũng đang lo sợ điều tương tự xảy đến với mình.
Trước đây, những người thất nghiệp có thể quay về nông thôn để làm nông nghiệp. Tuy nhiên, sự đô thị hóa chóng mặt đã nuốt chửng các vùng nông nghiệp tại Trung Quốc trong thập kỷ qua. Các công nhân công nghiệp nặng chẳng còn đường quay lại làm nông nữa.
"Tại các nhà máy, chúng tôi được kêu gọi yêu nước”, một công nhân chia sẻ. “Nhưng phải nhìn các con tôi ăn một bữa mỗi ngày vì giá thực phẩm quá cao là điều khó chấp nhận”.