Hệ thống giáo dục nghịch lý được “nhập khẩu” về Việt Nam cực hot: Trẻ đến trường muộn hơn, ít bài tập hơn nhưng hiệu quả vượt trội gấp nhiều lần
Phần Lan trong những năm gần đây có sự đột phá trong nền giáo dục. Tất cả là nhờ sự thay đổi từ những chi tiết nhỏ nhất trong hệ thống đào tạo.
- 24-04-2022Kỳ thủ số 1 Việt Nam Lê Quang Liêm tạo cơn địa chấn, lần đầu đánh bại “Vua cờ thế giới”
- 24-04-2022Đan Lê: Từng là ca sĩ, trở thành MC dự báo thời tiết đời đầu của VTV và cuộc hôn nhân với mối tình đầu - Đạo diễn Khải Anh
Phần Lan là một quốc gia đi đầu về cải cách giáo dục. Về chất lượng đào tạo, quốc gia này thậm chí còn xếp hạng cao hơn Hoa Kỳ và đang vươn lên trên các nước Đông Á.
Phần Lan đang vươn lên vị trí dẫn đầu nhờ các phương pháp thực hành kiểu mới và một môi trường giảng dạy toàn diện.
Phương pháp giáo dục Phần Lan từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới "nhập khẩu" và áp dụng rộng rãi. Nền giáo dục ưu việt ấy cũng đã được áp dụng thành công ngay tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nhiều nhà trường đã đưa giáo dục Phần Lan vào chương trình học. Trong đó, hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại là đơn vị đầu tiên chính thức áp dụng thành công trên chương trình Mầm non và Tiểu học. Bên cạnh đó, Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan cũng là một trong những cái tên tiêu biểu đi theo hệ thống giáo dục tiên tiến này.
Dưới đây là 6 lý do tại sao hệ thống giáo dục của Phần Lan lại có được vị thế như ngày hôm nay:
1. Ưu tiên những điều cơ bản
Nhiều hệ thống trường học chú trọng đến việc tăng điểm kiểm tra và khả năng hiểu của môn toán và khoa học. Điều này vô tình khiến họ bỏ quên cần phải tạo ta một môi trường học tập và học sinh vui vẻ, hài hòa và lành mạnh.
Chương trình mà Phần Lan đưa ra tập trung vào việc quay trở lại những điều cơ bản, không bị nặng nề về những con số đánh giá. Thay vào đó, họ muốn làm cho môi trường học đường trở thành một nơi bình đẳng hơn.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
2. Bắt đầu đi học muộn hơn
Người Phần Lan thay đổi từ những chi tiết rất nhỏ. Học sinh bắt đầu đi học khi 7 tuổi. Những đứa trẻ được sống trọn vẹn với tuổi thơ mà không bị áp lực chuyện học tập.
Bên cạnh đó, trẻ em Phần Lan chỉ học trong vòng 9 năm. Hệ giáo dục được chia làm 3 cấp đều miễn phí gồm: Giáo dục mầm non, giáo dục toàn diện (từ lớp 1 đến lớp 9) và giáo dục trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12).
Những chương trình giáo dục quá năm lớp 9 hoặc ở tuổi 16 là không bắt buộc. Nhờ vậy, Phần Lan đã làm giảm bớt gánh nặng cho trẻ và thay vào đó chọn chuẩn bị để chúng bước vào thế giới thực.
3. Giờ học bắt đầu muộn hơn
Thức dậy sớm, bắt xe buýt hoặc đi xe, tham gia các buổi học ngoại khóa buổi sáng và sau giờ học là một trong những vấn đề mà nhiều học sinh đang phải "đối phó". Trên thực tế, một số lớp học bắt đầu từ 6 giờ sáng đều sẽ xuất hiện những đứa buồn ngủ và có gương mặt mệt mỏi.
Trong khi đó, học sinh ở Phần Lan thường bắt đầu đi học từ 9:00 - 9:45 AM. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian bắt đầu tiết học sớm có hại cho thể chất, sức khỏe và sự phát triển của học sinh.
Các trường học ở Phần Lan bắt đầu một ngày muộn hơn và thường kết thúc lúc 2:00 - 2:45 chiều. Nhờ vậy, học sinh có thời gian học vẫn đảm bảo đồng thời vẫn có thể giải trí và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Theo quan điểm của người Phần Lan, giáo dục không phải để truyền tải và nhồi nhét thông tin mà để tạo ra một môi trường học tập toàn diện.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
4. Hướng dẫn nhất quán từ cùng một giáo viên
Học sinh ở Phần Lan thường được cùng một giáo viên hướng dẫn trong suốt quá trình học học tập của mình. Trong thời gian này, giáo viên có thể đảm nhận vai trò của một người cố vấn hoặc thậm chí là một thành viên trong gia đình. Trong suốt những năm đó, sự tin tưởng và gắn kết lẫn nhau được xây dựng để cả hai bên hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Nhờ phương pháp này, các giáo viên sẽ nắm bắt được các nhu cầu và phong cách học tập khác nhau tùy theo từng cá nhân. Họ có thể lập biểu đồ chính xác và theo dõi sự tiến bộ của học sinh và giúp các em đạt được mục tiêu.
5. Xây dựng bầu không khí thoải mái
Có một xu hướng chung trong nền giáo dục của Phần Lan đó là giảm bớt căng thẳng và chăm sóc nhiều hơn. Học sinh thường chỉ có một vài lớp học một ngày. Các em có thời gian để ăn nhẹ, tận hưởng các hoạt động giải trí và thư giãn. Xen kẽ giữa các lớp học là khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút để học sinh có thể đứng dậy và vươn vai, hít thở không khí trong lành và giảm căng thẳng.
Đây cũng là kiểu môi trường cần thiết của các giáo viên. Các phòng dành cho giáo viên được bố trí khắp các trường học Phần Lan. Tại đây, các thầy cô có thể nằm dài và thư giãn, chuẩn bị cho ngày mới hoặc chỉ đơn giản là giao lưu. Theo quan điểm ở đây, sức khỏe thể chất và tinh thần của giáo viên cũng là vấn đề cần được lưu tâm. Khi hoàn toàn thoải mái và khỏe mạnh, các thầy cô mới có thể phát huy toàn bộ năng lực của mình.
6. Ít bài tập về nhà
Theo OECD, học sinh ở Phần Lan có số lượng bài tập bên ngoài và bài tập về nhà ít nhất so với bất kỳ học sinh nào trên thế giới. Các em chỉ dành nửa giờ mỗi tối để làm những công việc ở trường. Học sinh Phần Lan cũng không có gia sư.
Tuy nhiên, những đứa trẻ ở quốc gia này lại có thành tích vượt trội hơn hẳn. Học sinh Phần Lan đến trường mà không có thêm áp lực đi kèm với việc hoàn thành xuất sắc một môn học. Các em cũng không cần phải lo lắng về điểm số và công việc bận rộn, nhờ vậy có thể tập trung vào nhiệm vụ thực sự trong tầm tay - học tập và trưởng thành.
Theo Weforum
Nhịp sống kinh tế
- Đây là trường được ưu tiên tuyển dụng nhất trong nhóm ĐHQG TP.HCM: Điểm chuẩn cao nhưng học xong kiểu gì cũng có việc làm!
- Một trường đại học rộng 26ha, bị xếp vào hàng "nhỏ nhất trong số các đại học" nhưng vẫn khiến sinh viên mới lạc đường
- Đây là CLB vui nhất trường Ams: Được tham gia môn thể thao xịn như học sinh Mỹ, còn từng lên hẳn VTV!
- Gia đình trí thức đặc biệt có tới 6 thế hệ tài hoa đầy mình: Cụ tổ từng làm quan to, con cháu đều là giáo sư - tiến sĩ, kỹ sư nổi tiếng, cống hiến trọn đời cho giáo dục nước nhà
- Ngôi trường Quán quân Olympia theo học: Lọt top tốt nhất cả nước, nhìn danh sách cựu học sinh mà choáng!