Hòa Phát tăng giá thép 200.000 đồng/tấn
Giá thép trong nước thời gian gần đây liên tục điều chỉnh tăng do chi phí các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.
- 06-03-2023"Vua tay ga" Honda SH 350i giảm giá kịch sàn, thấp hơn giá đề xuất gần 20 triệu đồng
- 06-03-2023Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tăng giá bán dầu khiến châu Âu 'lao đao'
- 06-03-2023Toàn cảnh khu đất xây nhà máy 4 tỷ đô của VinFast tại Mỹ: Rộng 800ha, gần các ông trùm công nghệ Apple, Google
Ngày 6/3, Hòa Phát thông báo tăng giá thép thêm 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cây xây dựng.
Cụ thể, giá thép cây D10 CB300 Hòa Phát tại khu vực miền Bắc tăng từ 15,84 triệu đồng/tấn lên 16,04 triệu đồng/tấn. Giá thép ở miền Nam nâng lên 16,08 triệu đồng/tấn. Còn tại miền Trung, giá bán tăng từ 15,73 triệu đồng/tấn lên 15,93 triệu đồng/tấn.
Ở kì điều chỉnh gần nhất, Hòa Phát tăng 150.000-200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, tùy từng thị trường.
Tháng 2/2023, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép tại thị trường trong và ngoài nước của Hoà Phát đều giảm so với cùng kỳ. Điều này phản ánh hai trạng thái khác nhau của thị trường xây dựng đầu năm 2022 và 2023. Quý I/2022, thép xây dựng tiêu thụ cao kỷ lục nhờ nhu cầu thị trường tăng trưởng mạnh. Năm 2023, thị trường trầm lắng do sức cầu yếu, dẫn đến mức tiêu thụ thép không khả quan.
Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 416.000 tấn thép thô, bằng 60% so với cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) và phôi thép đạt 475.000 tấn, bằng gần 70% so với tháng 2/2022. Tuy nhiên, xuất hiện điểm sáng là sản lượng HRC cao gấp hơn 2 lần so với tháng 1.
Cụ thể, thép xây dựng đạt 282.000 tấn, giảm 37% so với tháng 2/2022. HRC của Hòa Phát ghi nhận 186.000 tấn, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 1/2023 nhưng giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Với sản phẩm hạ nguồn HRC, ống thép Hòa Phát tiêu thụ 54.000 tấn, giảm 31%; tôn mạ các loại đạt gần 27.000 tấn, giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Năng lực sản xuất thép thô của Tập đoàn đạt 8,5 triệu tấn/năm, hiện vẫn là lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Hoà Phát cho biết, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để điều tiết sản xuất cho phù hợp, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Năng lực sản xuất thép thô của Tập đoàn đạt 8,5 triệu tấn/năm, hiện vẫn là lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, mức giá này tăng khoảng 7% so với cuối năm 2022 nhưng so với mức đỉnh điểm gần 21 triệu đồng/tấn hồi năm ngoái, vẫn thấp hơn khoảng 15%. Với mức giá trên được xuất bán tại các nhà máy, còn giá bán lẻ tại cửa hàng sẽ đội thêm vài triệu đồng/tấn, chủ yếu là phí vận chuyển từ nhà máy đến nơi tiêu thụ.
Về nguyên nhân tăng giá, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, giá thép liên tục tăng thời gian qua chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... chưa có dấu hiệu dừng đà tăng.
Giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty thép xây dựng vẫn thấp, khó khăn từ việc mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của các công ty thép chưa cao.
VSA nhận định giá nguyên vật liệu tăng cao khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ. Như vậy, giá sắt thép dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nguồn cung quặng sắt eo hẹp, trong khi nhu cầu có xu hướng tăng cao hơn.
Nhịp sống thị trường