Học băng đảng mafia xuyên quốc gia cách quản trị doanh nghiệp
Băng nhóm Camorra được tổ chức quy củ không khác gì một tập đoàn điển hình với các cấp độ phân quyền rõ ràng.
- 18-09-2015Ăn cắp tiền qua ATM: Lật tẩy thủ đoạn siêu đẳng mới của mafia Nga
- 15-09-2015Mafia Nhật sắp đến “ngày tàn”?
- 10-09-2015Khủng hoảng nội bộ ở băng đảng mafia giàu nhất Nhật Bản
“Gomorrah” – seri phim của Ý kể về một băng đảng mafia có tên Camorra đã trở thành một đề tài tranh luận nóng bỏng trong suốt hai năm qua kể từ ngày nó được phát hành bởi tính “đời” quá đỗi chân thực. Đó cũng chính là một phần lý do khiến Roberto Saviano – tác giả cuốn sách được chuyển thể thành phim đã phải sống ẩn giật suốt từ đó đến nay.
Nhưng cũng nhờ có bộ phim này mà chúng ta mới biết đến một mô hình kinh doanh đáng học hỏi của chính băng đảng mafia Camorra. Chiến lược của Camorra tập trung chủ yếu vào thuốc phiện và đặc biệt là cocaine. Nhóm này chiếm hầu hết địa bàn hoạt động tại châu Âu, bao gồm cả “thị trường” buôn bán ma túy công khai lớn nhất lục địa tại Secondigliano – vùng phía Đông Bắc Naples, Ý.
Băng nhóm Camorra được tổ chức quy củ không khác gì một tập đoàn điển hình với các cấp độ phân quyền rõ ràng. Tầng cao nhất là giám đốc quản lý cấp cao, người quyết định chiến lược và điều hành phân bổ nguồn lực. Tầng cao thứ hai là những quản lý cấp trung (hay còn gọi là giám đốc bộ phận) chịu trách nhiệm mua bán và sản xuất thuốc phiện. Lớp thứ ba bao gồm các trưởng phòng kinh doanh lo liệu việc phân phối hàng hóa.
Băng nhóm này áp dụng tất cả những phương pháp quản lý chuỗi cung ứng như một tập đoàn sản xuất. Ban điều hành đảm bảo nguồn cung thuốc từ mọi nơi trên thế giới (cocaine từ Mỹ Latin, heroin từ Afghanistan và cần sa từ Bắc Phi), đồng thời luôn tồn tại một nguồn cung bổ sung phòng trường hợp gián đoạn.
Hoạt động cung ứng của nhóm này hoạt động rất mượt mà. Băng Camorra bao gồm 115 nhóm với số lượng thành viên mỗi nhóm là 500 người cộng thêm rất nhiều cộng sự. Hoạt động chui ngoài sự chi phối của điều khoản luật lao động khó khăn của Ý, nhờ đó băng đảng Camorra tăng trưởng rất nhanh đồng thời chúng có thể sẵn sàng chuyển lao động từ bộ phận này sang bộ phận khác hoặc cắt giảm, bổ sung chỉ trong một cái nháy mắt.
Đối với vấn đề nhân sự, tuyển mộ người tài và đưa ra những chiến lược phát triển mới, chúng có thể thẳng tay loại bỏ một giám đốc điều hành cố thủ nếu người đó gặp khó khăn trong việc di chuyển vào thị trường mới. Trong khoảng những năm 1980, lứa lãnh đạo cũ của Camorra bị thay hàng loạt bởi tầng lớp trẻ hơn.
Trong khi hợp tác kinh doanh với một băng đảng khác tại Colombia, kẻ cầm đầu băng nhóm Camorra thiết kế một hệ thống nhượng quyền dành riêng cho kinh doanh ma túy. Theo đó, các đại lý có trách nhiệm phát triển thị trường của riêng họ chứ không chỉ là một nhân viên của băng đảng ở nước ngoài.
Họ là những chuyên gia về dùng người. Họ hoạt động tích cực trong các hoạt động trách nhiệm xã hội và lấy được lòng của người dân, đến nỗi người dân địa phương luôn đứng về phía các băng đảng trong các cuộc đột kích của cảnh sát và tạo thành rào chắn bảo vệ bằng con người. Đối với những nhân viên bị tử nạn trong khi làm việc, băng Camorra chăm sóc nhân thân tận tình, thường xuyên cung cấp tiền, hàng hóa và tổ chức tang lễ cẩn thận cho người đã mất một cách bí mật nhất.
Thường các binh sĩ của Camorra thường kết thúc cuộc đời bằng một cái giá đắt: chết hoặc bị đi tù trước khi đến tuổi trung niên. Nhiều người may mắn hơn thì được sống trong cuộc sống ẩn giật suốt đời, có người phải sống dưới lòng đất. Nhưng vì đây là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận và không có sản phẩm thay thế nên theo một cách nào đó băng đảng Camorra vẫn có thể tồn tại.