MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Học cách ‘sống thọ khoẻ mạnh’ của người Nhật

27-07-2018 - 17:30 PM | Sống

Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong khái niệm “sống thọ khỏe mạnh”, tạo điều kiện cho người lớn tuổi tận hưởng thời gian một cách vui vẻ, chủ động.

Thế nào là sống thọ khỏe mạnh?

Nhật Bản là quốc gia có dân số già. Số liệu từ Bộ Nội vụ nước này cho biết, dân số hiện tại là 126,52 triệu người. Trong đó, nhóm dân trên 75 tuổi là 17,7 triệu, nhóm 65-74 tuổi là 17,64 triệu. Như vậy, nhóm dân số già (trên 65 tuổi) đang chiếm gần 30% dân số đất nước mặt trời mọc.

Với bối cảnh như thế, Nhật Bản đưa vào xã hội khái niệm “sống thọ khỏe mạnh”. Theo đó, việc “sống thọ” vốn dĩ đã tuyệt vời, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu người cao tuổi cảm thấy vui vẻ, chủ động, có ích và độc lập. Vì vậy nước này không chỉ muốn người dân sống lâu hơn, mà còn chú trọng tạo cho họ cuộc sống khỏe mạnh khi bước vào ngưỡng tuổi già.

Học cách ‘sống thọ khoẻ mạnh’ của người Nhật - Ảnh 1.

Qũy Bill and Melida Gate từng tài trợ cho một nghiên cứu về tuổi thọ khỏe mạnh, tức là số năm một người có thể sống trong tình trạng sức khỏe tốt. Trong 187 nước được khảo sát, Nhật Bản đứng đầu trong danh sách quốc gia sống thọ và khỏe mạnh nhất.

Xu hướng này cũng đang lan tỏa ra các quốc gia khác, khi mà vấn đề bùng nổ dân số già xảy ra ở nhiều nước ngòoài Nhật Bản. Tại Pháp, một phần tư dân số thuộc nhóm tuổi trên 60. Ở Đông Nam Á, tỉ lệ trung bình của nhóm người cao tuổi đã chạm mốc 9,6 % trong năm 2016.

Ăn ngon để sống thọ khỏe mạnh

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các thói quen để sống lâu và khỏe mạnh như người Nhật. Bên cạnh duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, yếu tố trọng tâm tác động đến tuổi thọ của người dân tại đây là ăn uống.

Người già thường bị suy giảm vị giác, khả năng cảm nhận vị của thức ăn không còn tốt, thậm chí còn gặp khó khăn khi nuốt. Điều này tác động lờn đến cảm giác ngon miệng khi ăn. Ăn không thấy ngon thì ăn không được nhiều. Trong khi càng lớn tuổi khả năng hấp thụ dinh dưỡng càng hạn chế dần. Vậy nên dễ dẫn đến thiếu cả lượng lẫn chất, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Học cách ‘sống thọ khoẻ mạnh’ của người Nhật - Ảnh 2.

Để tăng cảm giác ngon miệng ở người cao tuổi, cần quan tâm đến khả năng tiết nước bọt của cơ thể. Việc tiết nước bọt có nhiều ý nghĩa quan trọng: giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn, rửa trôi vi khuẩn để giữ sức khỏe răng miệng ổn định và khởi động quá trình tiêu hóa. Khi điều tiết lượng nước bọt ổn định, khả năng tiêu hóa và hấp thụ đều trơn tru hơn.

Trong chế độ ăn của người Nhật thường có umami, vị ngon được tạo từ hợp chất mononatri glutamate, kích thích và điều hòa hoạt động tiết nước bọ, dịch vị, giúp việc nuốt thức ăn trở nên dễ dàng hơn, đồng thời làm giảm hiện tượng “khô miệng”. Ngoài ra, hợp chất còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein. Loại gia vị phổ biến có mononatri glutamate là bột ngọt (mì chính), rất phổ biến ở Nhật Bản cũng như các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Thương hiệu bột ngọt lớn nhất hiện tại là tập đoàn Ajinomoto của Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1909, đến nay Ajinomoto đã phát triển thành nhà sản xuất toàn cầu cung cấp gia vị, thực phẩm chế biến, đồ uống, axit amin, dược phẩm và hóa chất chuyên dụng chất lượng cao. Trong suốt nhiều thập kỷ, tập đoàn tích cực phát triển thực phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Hiện Ajinomoto có mạng lưới vận hành ở 30 quốc gia và khu vực. Tập đoàn hàng đầu Nhật Bản đạt doanh số ròng hơn 10,07 tỷ USD. Độc giả tìm hiểu thêm về Ajinomoto tại đây.

 

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên