Học lỏm mẹo đầu tư ở sân golf, chàng caddie đổi đời nhờ chứng khoán: Tài sản tăng gấp 700 lần mà không cần tiết kiệm một đồng
Những kinh nghiệm đầu tư học hỏi trên sân golf trong những năm tháng tuổi trẻ đã giúp Peter Lynch trở thành huyền thoại trong giới đầu tư.
- 18-02-202310 năm 'vắt sức' cống hiến nhưng sếp không tăng lương, hỏi ra mới biết: Muốn thành công, bạn buộc phải thấu đáo 5 tư duy này
- 18-02-2023Sự thật “phũ phàng" bên trong công xưởng thời trang khổng lồ vượt mặt H&M và Zara: Công nhân may 500 bộ trang phục mỗi ngày, mắc một lỗi sai trừ hẳn 3/4 tiền lương
- 18-02-2023Thiếu gia của đế chế xa xỉ Mulberry: Tự mở công ty bán túi làm từ nắp khoen lon nhôm, nâng tầm thành hàng cao cấp giá hàng chục triệu đồng
- 17-02-2023Nghỉ hưu sớm 20 năm, tôi nhận ra cân bằng công việc - cuộc sống là lựa chọn của người không muốn giàu: Tuổi trẻ chọn an toàn về già càng dễ gặp 'hiểm nguy'
- 17-02-2023Ông chủ sa thải trưởng phòng, giữ lại lái xe ‘lão làng’ cùng lời nhắn: ‘Khi áp lực thủy triều kéo đến, một số người bị sóng đánh tan tác, chỉ có thành thạo MỘT NGHỀ mới là phao cứu sinh’
Peter Lynch là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư huyền thoại tại Hoa Kỳ. Ông từng được tạp chí TIME vinh danh là "nhà quản lý quỹ giỏi nhất thế giới".
Sinh ra trong một gia đình giàu có ở Boston (Mỹ) nhưng vị doanh nhân này lại phải trải qua tuổi thơ không mấy êm đềm. Năm Peter Lynch 10 tuổi, cha ông qua đời vì bạo bệnh. Mất đi trụ cột tài chính quan trọng trong gia đình, ông đã đến sân golf xin làm caddie nhằm đỡ đần gánh nặng cho gia đình.
Sân golf là nơi tụ họp của nhiều doanh nhân và người nổi tiếng. Tại đây, những người giàu không chỉ chơi thể thao thư giãn mà còn chia sẻ kinh nghiệm đầu tư với nhau. Tận dụng cơ hội này, Peter Lynch chăm chú lắng nghe, "học lỏm" bí quyết từ dân chuyên. Kể từ đó, ông đã bắt đầu xây dựng nền tảng kiến thức đầu tư cho riêng mình.
Lên đại học, Peter Lynch vẫn kiên trì và chịu khó tìm hiểu cách làm giàu. Ông sử dụng học bổng và thu nhập từ việc làm thêm để mua cổ phiếu, đầu tiên là Flying Tiger. Chỉ trong 2 năm, loại cổ phiếu này đã tăng từ 7 USD lên 33 USD.
Lúc này, Peter Lynch bắt đầu bán dần cổ phiếu để kiếm lời. Đồng thời, ông dựa vào khoản tiền này để hoàn thành việc học đại học và sau đại học. Nhờ thành công đầu tiên, ông nhận ra có một mỏ vàng trên thị trường chứng khoán đang chờ mình khai thác.
Kỷ lục ấn tượng nhất mà Peter Lynch đạt được là khi ông đang làm quản lý cho Quỹ Magallan. Trong vòng 13 năm (1977-1990), tài sản do quỹ quản lý đã tăng gấp 700 lần, từ 20 triệu USD lên tới 14 tỷ USD, với lãi suất kép trung bình là 29%.
Tổng lợi tức đầu tư cao gấp 27 lần, hiệu suất cao gấp đôi hiệu suất của chỉ số S&P 500 so với cùng kỳ.
Để đạt được thành tựu chói lọi như vậy, dĩ nhiên Peter Lynch phải có những chiến lược của riêng mình. Quan trọng nhất trong số đó là 7 "kỹ xảo" dưới đây.
1. Sử dụng "Lý thuyết hoa sa mạc"
Peter Lynch có xu hướng chọn những ngành ít được chú ý hơn là những ngành đang hot. Ông tin rằng tốc độ tăng trưởng của những ngành ít được chú ý sẽ chậm hơn. Công ty nào kém cỏi sẽ liên tục bị đào thải, kẻ tồn tại được sẽ phát triển và mở rộng dần trên thị trường.
Lợi nhuận khi đầu tư vào các ngành ít được chú ý sẽ lớn hơn các ngành phổ biến khác. Những công ty "bị lãng quên" này có thể tìm thấy và khai thác thị trường ngành mà các công ty lớn bỏ qua, tạo thành lợi thế độc quyền và phát triển.
"Hoa sa mạc" chính là từ mô tả chính xác những công ty có sức sống bền bỉ, có khả năng sinh tồn, sống sót qua thời kỳ suy thoái và tìm ra lối thoát của riêng mình. Theo Peter Lynch, họ sẽ có những đặc điểm:
- Tập trung vào các hoạt động chi phí
- Cố gắng tránh vay nợ
- Từ chối chia công ty thành các hệ thống phân cấp
- Nhân viên được trả lương cao và nắm giữ cổ phần của công ty. Do đó, họ sẵn sàng kề vai sát cánh với công ty.
2. Chọn lĩnh vực bản thân hiểu rõ
Peter Lynch tin rằng, nếu không thể giải thích cho một đứa trẻ 10 tuổi tại sao mình lại đầu tư vào công ty này trong vòng vài phút, bạn không nên mua cổ phiếu của công ty đó.
Ông đưa ra ví dụ: Nhiều người đầu tư vào ngành công nghệ nhưng không hiểu biết mấy về sự phát triển công nghệ, thậm chí còn không biết các khái niệm cơ bản như CPU, tốc độ tính toán,…
Bản thân Peter Lynch cũng chỉ đầu tư vào ngành thực phẩm đông lạnh khi đã hiểu rõ những công ty đó đang tham gia vào loại hình đầu tư nào. Đồng thời, ông cũng hiểu rằng, ngay cả khi người dân gặp khó khăn, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính, họ không thể làm gì nếu không có "lương thực".
Trên thực tế, vị doanh nhân này đã từng kiếm được lợi nhuận gấp 10 lần nhờ đầu tư vào Dunkin’ Donuts.
3. Bản chất của đầu tư rất đơn giản
Nhiều người ngại đầu tư vì sợ rằng đầu tư liên quan đến các công thức toán học. Theo Peter Lynch cho rằng, những công thức này thực ra không phức tạp chút nào, ai học qua tiểu học cũng có thể tính toán được.
Nguyên lý đầu tư thật ra khá đơn giản. Mỗi cổ phiếu đều đại diện cho một công ty. Khi một công ty có năng lực hoạt động mạnh thì giá cổ phiếu của nó sẽ tăng và ngược lại.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư không nên nghĩ rằng mình có thể dự đoán chính xác các xu hướng kinh tế trong tương lai, thậm chí là dự đoán lãi suất. Bởi lẽ, điều này là không thể. Nếu ai có thể dự đoán lãi suất đúng 3 lần liên tiếp, người đó sẽ ngay lập tức trở thành tỷ phú.
4. Nghiên cứu nghiêm túc về các công ty
Peter Lynch khuyên mọi người không nên đầu tư cho đến khi nắm được các thông tin về triển vọng lợi nhuận, tình hình tài chính, khả năng cạnh tranh và kế hoạch mở rộng của công ty.
Các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ báo cáo tài chính của công ty để thu thập các thông tin cần thiết. Bạn chỉ nên đầu tư sau khi đã thực sự hiểu về công ty đó, thay vì mù quáng làm theo lời khuyên của bạn bè hoặc ý kiến của chuyên gia.
5. Kiên nhẫn và thận trọng
Theo Peter Lynch, kiên nhẫn và thận trọng là đức tính cần có của một nhà đâu tư giỏi. Để chứng minh, ông đã lấy Walmart làm ví dụ.
Walmart là một trong những công ty lớn nhất thế giới, niêm yết cổ phiếu từ thập niên 70, có hoạt động kinh doanh rất tốt trên thị trường. Dù vậy, Peter Lynch này vẫn khuyên mọi người nên thận trọng và kiên nhẫn khi đầu tư vào doanh nghiệp này. Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng liệu công ty có thể mở rộng hoạt động.
Ngoài ra, Peter Lynch cũng cảnh báo đầu tư không phải là đánh bạc, khó có thể kiếm lời trong một khoảng thời gian ngắn. Ngay cả khi bạn đã cân nhắc 10 năm mới tham gia thị trường, hay cổ phiếu bạn mua đem lại lợi nhuận gấp 35 lần trong 10 năm, bạn cũng vẫn phải thận trọng và kiên nhẫn.
Peter Lynch cho rằng đầu tư thực sự là không cần mù quáng chạy theo sự bùng nổ của thị trường, nếu không sẽ dễ mắc bẫy đầu cơ. Chỉ cần nhà đầu tư duy trì sự kiên nhẫn và tiếp tục quan sát thị trường chứng khoán, sớm muộn gì họ cũng tìm được thời điểm thích hợp để tham gia vào thị trường.
6. Chỉ đơn thuần phân tích giá cổ phiếu thôi là chưa đủ
Theo Peter Lynch, việc luôn theo dõi sự lên xuống của giá cổ phiếu thật ra không có tác dụng gì. Điều các nhà đầu tư cần chú ý là báo cáo tài chính hàng quý của công ty.
Thay vì quá quan tâm đến những biến động giá cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn, bạn nên để ý tiềm năng phát triển của công ty mình đầu tư trong 3-5 năm tiếp theo. Nếu nhận thấy công ty có dấu hiệu phát triển chậm lại hoặc tiềm năng xấu đi trong tương lai, bạn nên cân nhắc việc rời đi.
7. Chuẩn bị tâm lý cho việc thua lỗ
Peter Lynch tin rằng nhà đầu tư nên dùng năm làm đơn vị thời gian cơ bản, không nên bị ảnh hưởng bởi những biến động giá cổ phiếu ngắn hạn. Chừng nào bạn còn nắm giữ cổ phiếu của các công ty nổi bật, thời gian sẽ là người bạn tin cậy nhất.
Ngay cả khi không may gặp thua lỗ, bạn cũng không nên nản lòng. Chẳng nhà đầu tư nào là chưa từng mắc sai lầm. Đến cả Warren Buffett hay bản thân Peter Lynch cũng có không ít lần sảy chân.
Theo Businesstimes
Nhịp sống thị trường