Hơn 40.000 ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu, nhưng đây là đối tượng rất hiếm khi bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này!
Số ca tử vong do Covid-19 đã tăng cao hơn so với dịch SARS hồi năm 2003, tuy nhiên, loại chủng virus mới này dường như không có nguy cơ lây nhiễm cao đối với một đối tượng, đó là trẻ em.
- 12-02-2020Thượng Hải hồi sinh bệnh viện 'đắp chiếu' từ năm 2003 để đối phó dịch corona
- 12-02-2020Thái Lan tuyên bố mở cửa chào đón khách du lịch Trung Quốc
- 12-02-2020Tân Hoa Xã: Ba quan chức Vũ Hán bị triệu tập họp khẩn trong đêm, đỏ bừng mặt nghe khiển trách
Trong số hơn 44,653 ca nhiễm bệnh kể từ ngày 31/12, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết phần lớn bệnh nhân đều thuộc nhóm tuổi hơn 40 và những người có sức đề kháng kém, đặc biệt là người già yếu, đang gặp vấn đề về sức khoẻ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove - trưởng bộ phận nghiên cứu các bệnh phát triển và truyền từ động vật sang người, cho hay: "Tuổi càng cao thì nguy cơ tử vong do Covid-19 càng lớn. Độ tuổi trên 80 đối mặt với rủi ro tử vong cao nhất."
Đây là một thông tin đáng mừng cho những phụ huynh đang lo lắng cho sức khoẻ của con em mình, có rất ít trường hợp xác nhận nhiễm virus là trẻ em. Dẫu vậy, các nhà chức trách cũng cảnh báo rằng loại virus này còn rất mới, nên có nhiều thông tin mà họ chưa thể khám phá và số liệu họ đang tìm hiểu ngày hôm nay sẽ thay đổi trong tháng tới.
Theo báo cáo của Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, khoảng 80% số người chết vì Covid-19 đều trên 60 tuổi và 75% đều mắc bệnh từ trước, như bệnh tim hoặc tiểu đường. Một nghiên cứu nhỏ được công bốm hôm 30/1 trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy độ tuổi trung bình của các bệnh nhân nhiễm virus corona là 55 tuổi. Nghiên cứu này thu thập thông tin từ 99 bệnh nhân tại bệnh viện Jinyintang ở Vũ Hán từ ngày 1/1 đến 20/1.
Tuần trước, Singapore đã xác nhận trường hợp mắc Covid-19 là một bé trai 9 tháng tuổi có bố mẹ cũng nhiễm bệnh và một em bé mới sinh tại Trung Quốc cũng nhiễm bệnh - khi mẹ của bé được xác nhận dương tính với loại virus này. Tuy nhiên, sự lây nhiêm đối với trẻ nhỏ cho đến nay lại rất hiếm xảy ra, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association.
Giới chức y tế thế giới cho biết, các triệu chứng của người nhiễm Covid-19 có thể bao gồm đau họng, sổ mũi, sốt hoặc viêm phổi, có thể chuyển thành suy đa tạng và tử vong. Một số chuyên gia và các nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm cũng nhận định, người lớn tuổi có thể dễ bị lây nhiễm hơn vì hệ miễn dịch yếu. Tuổi cao, hệ thống miễn dịch suy yếu, người cao tuổi còn có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng do bệnh viêm phổi cấp gây ra.
Isaac Bogoch - chuyên gia và giáo sư nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto, cho hay: "Những người nhiễm bệnh thường là đã rất già, một số ít trường hợp là còn rất nhỏ tuổi và một số nhóm người nhất định đã mắc các bệnh khác."
Theo Marc Lipsitch - giáo sư ngành dịch tễ học tại trường Y tế Công cộng Đại học Harvard, việc các trường hợp nhiễm Covid-19 có số rất ít là trẻ em có thể là do nhóm này đã nhiễm bệnh nhưng có những triệu chứng không rõ ràng và chưa được thông báo với giới chức địa phương." Lipsitch cho biết, có thể phải mất một khoảng thời gian chúng ta mới có cái nhìm rõ ràng hơn về các trường hợp bị lây nhiễm.
Việc nhóm tuổi khác nhau có triệu chứng khác nhau cũng xảy ra đối với các bệnh về đường hô hấp khác. Ví dụ như bệnh cúm theo mùa - hàng triệu người ở Mỹ lây nhiễm mỗi năm, thông thường, người lớn có triệu chứng nặng hơn trẻ em. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong của trẻ em đối với bệnh nhất cũng là rất thấp, trong khi người lớn tuổi lại chiếm tới 70-85% các ca tử vong ở Mỹ, theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Việc có ít trường hợp xác nhận lây nhiễm ở trẻ em cũng diễn ra khi dịch bệnh khác do virus corona gây ra. Khi dịch SARS bùng phát năm 2003, khiến 8.098 người lây nhiễm và 800 người tử vong trong 9 tháng, thì phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh đều là người lớn tuổi, theo WHO. Tỷ lệ tử vong đối với nhóm người 24 tuổi trở xuống là dưới 1%.
Lipsitch cho hay: "Ngay cả khi trẻ em chỉ có những triệu chứng nhẹ, thì các nhà khoa học vẫn cần biết liệu tốc độ lây nhiễm từ đối tượng này sang người khác có nhanh hay không. Đây là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết."
Khi được hỏi rằng liệu các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có phát tán virus hay không thì Kerkhove cho biết họ cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn. Ông nói: "Chúng tôi cần xem xét riêng mỗi trường hợp như vậy. Thông tin từ các trường hợp nhiễm bệnh nặng hay nhẹ cũng là rất cần thiết để xử lý rõ ràng vấn đề này."