MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai có thể ngăn cản Bernie Sanders trong cuộc đua vào Nhà Trắng?

03-03-2020 - 11:06 AM | Tài chính quốc tế

Ngài thượng nghị sĩ với tinh thần xã hội chủ nghĩa đã giành chiến thắng quan trọng ở Nevada.

Ở vòng trước, Bernie Sanders đã có màn trình diễn ấn tượng ở Iowa và New Hampshire, nhưng thất bại tưởng như không cứu vãn được trong cuộc họp kín ở Nevada. Vào ngày 22 tháng 2, ông bước vào cuộc họp kín và giành chiến thắng vang dội. Với một nửa số phiếu bầu, thượng nghị sĩ đến từ Vermont giành được 46% sự ủng hộ. Những đối thủ gần nhất của ông, Joe Biden và Pete Buttigieg, lần lượt chiếm 20% và 15%.

Đó chủ yếu là một hậu quả không lường trước được của cuộc bỏ phiếu kín bị mang tính phân mảnh của Đảng Dân chủ. Hầu hết các cử tri ở New Hampshire đều ủng hộ một ứng cử viên ôn hòa, nhưng đã chia số phiếu bầu của họ cho cả ông Biden, ông Buttigieg và Amy Klobuchar. Tuy nhiên, cho dù số phiếu bầu có sự phân tán ở Nevada, ông cũng đã cho thấy sức mạnh của mình tại đây.

Vào năm 2016, bà Hillary Clinton đã chiến thắng trong cuộc họp kín nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cử tri da đen; khi bà chứng minh điều này một lần nữa ở Nam Carolina vào tuần kế tiếp, cuộc đua của ông Sanders đã kết thúc cùng với rất nhiều tiếng la ó phản đối. Tuy nhiên, năm nay ông đã cải thiện vị thế của mình với những người không phải là người da trắng. Các cuộc thăm dò ý kiến ở Nevada cho thấy ông được hơn một nửa cử tri Mỹ Latinh và một phần tư cử tri da đen ủng hộ. Điều này sẽ giúp ông rất nhiều trong cuộc bỏ phiếu kín tại South Carolina vào ngày 29 tháng 2, nơi có hơn một nửa số cử tri Đảng Dân chủ là người da đen, và hàng chục bang có dân số phần lớn không phải người da trắng sẽ bỏ phiếu vào "Siêu thứ Ba", ngày 3 tháng 3.

Những người của Đảng Dân chủ, bao gồm các thành viên được bầu và không được bầu mà có ý thù địch cá nhân đối với ông Sanders, cho rằng ông không thể đánh bại ông Trump, hiện đang rất bối rối. Nhiều người cho rằng những ứng cử viên ôn hòa nên đứng sang một bên, và tại sao tất cả họ nên cùng nhau "tấn công" ông Sanders chứ không phải lẫn nhau như những gì họ đang làm. Tuy nhiên, dường như không ai có thể từ bỏ trước Nam Carolina và chỉ có ông Buttigieg là đã mạnh mẽ chống lại ông Sanders. 

Ngay sau khi chiến thắng của ông Sanders trong các cuộc họp kín trở nên rõ ràng, ông Buttigieg kêu gọi thành viên của Đảng Dân chủ hãy "nhìn nhận một cách tỉnh táo về những gì đang bị đe dọa", trước khi "chúng ta vội vàng đề cử Thượng nghị sĩ Sanders". Cánh tả sẽ chia rẽ đảng, tiếp tục phân cực đất nước và dẫn dắt đảng Dân chủ tới một thất bại nặng nề, ông Buttigieg cảnh báo.

Nhưng đó có lẽ là đóng góp đáng chú ý cuối cùng của Buttigieg cho cuộc bỏ phiếu kín. Giành được một chiến thắng suýt soát ở Iowa và vị trí thứ hai vững chắc ở New Hampshire, cựu thị trưởng của South Bend, Indiana, giờ đây có thể cảm nhận được bản thân không còn hấp dẫn trước cử tri nữa. Theo cuộc thăm dò ý kiến, ông chỉ giành được 2% ủng hộ từ người da đen ở cuộc bỏ phiếu kín ở Nevada. 

Sự kết hợp giữa những thành tích xuất sắc với phong độ không ổn định của cựu phó tổng thống Biden là một trong những lý do chính khiến trung tâm và cánh tả bị chia rẽ: nó khiến ông Biden có lợi thế cạnh tranh bền vững song không bao giờ chiếm thế thượng phong. Và một mối đe dọa mới xuất hiện đối với ông Biden - sự gia nhập muộn màng của Mike Bloomberg vào cuộc đua "Siêu thứ Ba", đã càng khiến cho sự ủng hộ đối với ông bị phân tán. 

Cựu thị trưởng của New York đã leo lên trong cuộc bỏ phiếu quốc gia phần lớn bằng sự đánh đổi của ông Biden. Bất cứ động lực ông có thể đạt được ở Nam Carolina, nơi từ lâu ông được dự đoán sẽ giành chiến thắng, ông Bloomberg hiện đang là một mối đe dọa. (Điều may mắn với Biden đó là: hình ảnh về một ngài Bloomberg là một hiệp sĩ trắng với những cử chỉ trang trọng, sự thông minh với các nguồn lực cần thiết để tập hợp một liên minh chống Sanders, đã bị phá vỡ hoàn toàn bởi biểu hiện của ông ta trong một cuộc tranh luận dân chủ được phát sóng vào tuần trước.)

Hơn nữa, ông Sanders có thể giành chiến thắng ở Nam Carolina. Hiện đang ở vị trí thứ hai và bám sát với ông Biden, Sanders rất có thể sẽ giành chiến thắng với số phiếu bầu như năm 2016. Như ở Nevada, (nhưng không giống như ở Iowa và New Hampshire), có vẻ đang cho thấy ông Sanders hiện đang củng cố cho cánh tả của mình. Cụ thể, ông đang bỏ phiếu mạnh mẽ cho các cử tri da đen trẻ tuổi trong bang, một sự thay đổi đáng kể so với năm 2016.

Nhưng ngay cả điều đó cũng là chưa đủ để đảm bảo cho chiến thắng sắp tới của Sanders - bởi cử tri da đen của Nam Carolina đã già hơn và bảo thủ hơn so với ở Nevada, song điều này dường như đang tạo bàn đạp tốt cho ông Sanders tại hai bang đại biểu giàu nhất ở cuộc bỏ phiếu kín, California và Texas, nơi có nhân khẩu học tương tự như Nevada và cả hai sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ vào "Siêu thứ Ba". Một cuộc thăm dò vào tuần trước cho thấy Sanders là ứng cử viên duy nhất trên đường đua vượt qua "ngưỡng" 15% khi giành chiến thắng ở California. Trong trường hợp đó, ông sẽ bảo đảm số phiếu từ 144 đại biểu trên toàn tiểu bang.

Ông Sanders, có khả năng sẽ tiếp bước ông Trump - dù lượng ủng hộ nhỏ nhưng trung thành đã giúp ông vượt qua tất cả các cuộc bầu cử và ngồi vào ghế Tổng thống. Tuy nhiên, dường như điều này là rất khó, bởi hai lý do sau. Đầu tiên, vì cách mà đảng Dân chủ phân bổ các đại biểu của họ theo tỷ lệ chia sẻ phiếu bầu trên cơ sở người chiến thắng sẽ có tất cả: điều này chắc chắn sẽ hạn chế cơ hội dẫn đầu của ông Sanders trong giai đoạn cao điểm như cách mà ông Trump đã làm. Thứ hai, lực lượng của ngài thượng nghị sĩ đến từ Vermonter nhỏ hơn đáng kể so với của tổng thống; khi tiến vào các cuộc họp kín ở Iowa, ông Trump đã nhận được tỷ lệ 35%  trong khi ông Sanders chỉ khoảng 23%. 

Bất lợi đầu tiên vẫn giữ; cho đến nay, ông Sanders chỉ giành được phiếu từ 31 trong số 1.991 đại biểu mà ông cần để đảm bảo việc được đề cử. Nhưng điều thứ hai đã được giảm nhẹ do sự thất bại của Đảng Dân chủ sẽ được pha loãng, đặc biệt là do Bloomberg bước vào cuộc đua: cựu thị trưởng New York đã làm giảm một nửa quyền biểu quyết của ông Biden ngay cả trước khi ông tham gia tranh cử.

Nếu ông Sanders làm tốt ở các bang tiếp theo, ông cũng có thể được hưởng lợi từ một lợi thế khác mà ông Trump rất thích. Hãy nhớ ngài tổng thống đã khó chịu như thế nào sau khi xuất hiện trước đảng Cộng hòa, khi các cử tri đảng Cộng hòa đã không xem xét thành công ban đầu của ông là hợp pháp. Do đó, nhiều người đã giành chiến thắng trước ông với tư cách những ứng viên có triển vọng hơn. Ông Sanders dường sẽ thu lợi từ hiệu ứng tương tự. Các cử tri Mỹ ở mọi tầng lớp thường có xu hướng chọn ứng cử viên của họ dựa trên phong cách và đặc điểm cá nhân, chứ không phải chính sách. Và ngay cả nhiều người thuộc Đảng Dân chủ, cho rằng cánh tả của ông không đáng tin, cũng có xu hướng thích con người ông.

Nhìn chung, họ cũng có xu hướng nghĩ rằng ông sẽ có cơ hội tốt để đối đầu với ông Trump. Và biết đâu họ sẽ đúng. Trong cuộc bỏ phiếu trực tiếp, ông Sanders gần như thể hiện sự chống lại tổng thống Trump, cũng như ông Biden hoặc bất kỳ đại diện của đảng Dân chủ nào khác đang làm. Bản sắc đảng phái, như ông Trump cũng cho thấy, giờ đây là yếu tố mang tính quyết định hơn nhiều so với giá trị của một ứng cử viên cụ thể khi cử tri lựa chọn ứng viên. Nhưng ngay cả như vậy, nếu đảng Dân chủ thực sự coi việc đánh bại ông Trump quan trọng như họ nói, việc đề cử ông Sanders sẽ là một "canh bạc" lớn. Một điều nữa là họ buộc phải nhún nhường trước những đòn tấn công từ phe Cộng hòa, rằng tất cả những người ở đảng Dân chủ đều là những kẻ mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa điên rồ.

Tham khảo The Economist

Mỹ Linh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên