"Kẻ khóc, người cười" trong giới đầu tư toàn cầu năm 2018
2018 là một năm tồi tệ đối với các quỹ phòng hộ, nhưng trong tình trạng đen tối đó vẫn có những công ty được hưởng lợi và thu về khoản lợi nhuận đáng kể.
- 14-12-2018Bóng mây đen bao phủ thị trường, quỹ phòng hộ kỳ cựu quyết định giải thể
- 08-12-2018Quỹ chỉ số tiền điện tử "học lỏm" sách lược của Warren Buffett trong vụ đặt cược 1 triệu USD hồi năm 2007
- 07-12-2018Quỹ của George Soros bị cơ quan điều hành chứng khoán Hồng Kông xử phạt do bán khống vô căn cứ
Năm tồi tệ nhất đối với các quỹ phòng hộ kể từ năm 2011 sắp kết thúc. Các khoản lợi nhuận bốc hơi, một số quỹ kỳ cựu tuyên bố giải thể và trả lại tiền cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn một vài điểm sáng trong đám mây u ám này.
Dưới đây là một số "kẻ thắng người thua" trong năm 2018.
Kẻ chiến thắng tại thị trường Mỹ
Môt số công ty quản lý quỹ giao dịch dựa trên các bối cảnh của kinh tế vĩ mô đã xuất sắc vượt qua sự hỗn loạn của thị trường và thu về mức lợi nhuận hai con số.
Cụ thể là, Jeffrey Talpins's Element Capital Management ghi nhận mức lợi nhuận tăng 26% tính đến tháng 11 và lợi nhuận của Autonomy Capital thuộc sở hữu của Robert Gibbin tăng đến gần 16% trong quỹ vĩ mô toàn cầu, theo những người thạo tin. Các quỹ này gần như đi ngang trong tháng trước, với Element giảm 0,4% và Autonomy giảm 0,6%.
Trong những tháng gần đây, Element cũng được "hưởng lợi" từ vụ đặt cược vào việc nâng lãi suất. Và hồi đầu năm nay, khi bất ổn chính trị ở Ý gây ảnh hưởng đến thị trường, Element cũng kiếm lời từ việc "mua bảo hiểm" về lãi suất và tiền tệ, được thiết kế để chống lại những căng thẳng và biến động ngày càng tăng trong khu vực đồng euro.
Lợi nhuận của Autonomy chủ yếu được thúc đẩy bởi các vụ đặt cược tại những thị trường mới nổi và đang phát triển, đó là đặt cược về tiền tệ và lãi suất tại Brazil, Trung Quốc và Mexico cũng như về khoản nợ tăng vọt của Puerto Rico.
Element và Autonomy vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cùng lĩnh vực kinh tế vĩ mô, đó là những quỹ chứng kiến tình trạng lao dốc thảm hại vào hồi tháng trước, theo Hedge Fund Research. Các quỹ vĩ mô trung bình tăng 0,3% trên cơ sở trọng số tài sản trong năm nay.
Một công ty thu về mức lợi nhuận lớn khác đó là Gresham Investment Management, một công ty quản lý tài sản trị giá 7 tỷ USD tại New York, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực hàng hoá.
Quỹ Gresham Quant ACAR có lợi nhuận tăng vọt tới 28% trong 11 tháng đầu năm, bao gồm cả 2,8% lợi nhuận của tháng 11, chủ yếu được thúc đẩy bởi quỹ đầu tư 105 triệu USD tập trung vào thị trường năng lượng của châu Âu.
Người thua tại thị trường Mỹ
Ở diễn biến ngược lại, một số quỹ đầu tư cổ phiếu và quỹ định lượng đã phải rất chật vật trong bối cảnh thị trường biến động mạnh. Có ít nhất hai quỹ này của Mỹ đang trên đà sụt giảm theo năm tồi tệ nhất, đó là Greenlight Capital của David Einhorn và quỹ phòng hộ Quantitative Investment Management.
Greenlight đã ghi nhận đà giảm của lợi nhuận rất rõ ràng, rớt 3,5% trong tháng trướng nâng tổng mức giảm lên đến gần 28% trong năm nay.
Chiến lược đầu tư định giá của Einhorn đã có diễn biến kém so với thị trường chứng khoán Mỹ, với chỉ số S&P 500 tăng 5,1% cho đến ngày 30 tháng 11, bao gồm cả cổ tức tái đầu tư.
Quỹ QIM hiện đang chứng kiến đà giảm trong 2 năm liên tiếp trong vòng 10 năm. Theo một tài liệu của Bloomberg, lợi nhuận của quỹ này đã giảm gần 41% trong năm nay sau khi ghi nhận mức tăng 60,5% năm ngoái.
"Người cười" ở thị trường châu Âu
Tỷ phú Alan Howard, người đã chứng kiến cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư, tình thế phải cắt giảm chi phí và bắt đầu thành lập một số quỹ đầu tư để vực dậy công ty của mình, và Crispin Odey, người sở hữu một quỹ mất 65% lợi nhuận trong 3 năm tính đến 2017, đang có màn trở lại ấn tượng.
Quỹ Master Fund của Brevan Howard ghi nhận mức lợi nhuận tăng khoảng 12% tính đến tháng 11, đảo ngược diễn biến tồi tệ nhất kể từ khi thành lập vào năm 2003. Quỹ phòng hộ vĩ mô đang trải qua một năm khởi sắc nhất kể từ năm 2013.
Odey đã thu về mức lợi nhuận rất ấn tượng lên đến 48% tính đến tháng 11 qua quỹ quản lý tiền tập trung của mình. Odey cũng kiếm được tiền nhờ vụ đặt cược dài hạn của mình trong năm nay. Quỹ của ông đã tăng 10% chỉ tính riêng trong tháng 9, nhờ đà tăng của cổ phiếu Sky Plc sau khi Comcast giành chiến thắng trong cuộc đấu giá với đài tuyền hình của Anh và trong thương vụ mua công cụ khai thác của Barrick Gold của Canada.
Các quỹ châu Âu chật với những cơn biến động
Ngược lại, những kẻ chiến thắng trong năm 2017 lại chịu nhiều tổn thất sau khi các cổ phiếu thuộc danh mục đầu tư của họ bị bán tháo nặng nề. Quỹ The Horseman European Select Fund đã giảm 29% tính đến ngày 12 tháng 12, dù Quỹ phòng hộ trị giá 104 triệu USD này, điều hành bởi Stephen Roberts, đã tăng gần 40% trong năm ngoái và 141% kể từ khi thành lập quỹ.
Một trong số các quỹ phòng hộ của GAM Holding AG đã giảm 29% tính đến tháng 11, xoá sạch mọi mức lợi nhuận của năm ngoái. Chi nhánh The Cantab Capital Parters, đã được mua lại vào năm 2016 khi lãi suất của các quỹ hoạt động dựa trên thuật toán bùng nổ, phải vật lộn với những biến động của thị trường trong tháng 2 và một lần nữa là trong những tháng gần đây.
Những công ty châu Á đạt được những đột phá
Lợi nhuận của quỹ phòng hộ vĩ mô của Vanhau Asset Management đã tăng gần 15% trong năm nay tính đến tháng 11. Quỹ trị giá hơn 160 triệu USD này đã mang về tổng lợi nhuận trong năm nay từ các loại tiền tệ, tỷ giá và chứng khoán châu Á, theo Vishweshwar Anantharam, CEo của công ty.
Một nguồn lợi nhuận khác đến từ Trung Quốc. Vanhau kiếm tiền bằng cách đặt cược vào sự tăng giá cả tiền tệ và chứng khoán nước này cho đến tháng 2. Sau đó họ chuyển sang việc hạ giá đồng NDT và các cổ phiếu từ tháng 4 khi căng thẳng thương mại leo thang.
Một quỹ khác có thu về mức lợi nhuận cao vượt trội tại châu Á đó là True Partner Fund của True Partner Capital, với 24% tính đến tháng 11, theo Govert Heijboer, đồng giám đốc đầu tư của công ty. Quỹ 255 triệu USD này thu được lợi nhuận từ những biến động của thị trường chứng khoán, mang về 21% chỉ riêng trong tháng 2 và tăng thêm 4,8% vào tháng 10.
Trong số các quỹ phòng hộ đa chiến lược, quỹ KS Asia Absolute Return Fund cũng đạt mức 20% trong tháng 10. Một phần lớn đến từ một vụ cá cược rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ nâng lãi suất cao hơn so với mức thị trường định giá.
Những công ty chìm sâu trong "nỗi buồn"
Tình trạng bán tháo trên thị trường đã dẫn đến mức sụt giảm hai con số cho một số quỹ phòng hộ kỳ cựu của Trung Quốc. Greenwoods Asset Management thuộc Golden China Fund, trị giá 1,8 tỷ USD, đã giảm 20% trong 11 tháng của năm 2018, trong khi quỹ Zeal China Fund giảm gần 22%.
Tương tự, quỹ Quantedge Global Fund, trị giá 1,5 tỷ USD, giảm 24,5% tính đến tháng 11, trên đà ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ khi thành lập năm 2006.