MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kết cục nào cho những doanh nghiệp mắc “lỗi” quy trình quản lý?

08-06-2018 - 08:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

Theo số liệu thống kê của Bộ KH&ĐT, thì năm 2016 cả nước có thêm hơn 110.000 doanh nghiệp được “khai sinh”, và con số này đã tăng lên hơn 126.000 trong năm 2017 tuy nhiên có đến gần 80% DN trong số đó đã “khai tử” ngay từ những ngày đầu bước vào thương trường...

Thành lập nhiều, phá sản cũng nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp “chết chìm” khi còn chưa kịp tới “tuổi dậy thì” như vậy?

Chúng tôi đã có những cuộc khảo sát với các doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2017, và nhận thấy một thực trạng chung đã đẩy họ đến kết cục thất bại. Đó chính là những vấn đề trong “quy trình quản lý trong doanh nghiệp”. Nói một cách cụ thể hơn thì những doanh nghiệp trẻ này đã quá tập trung vào lợi nhuận mà quên mất việc cần đầu tư vào phát triển bộ máy doanh nghiệp.

Họ đã sai như thế nào?

Cái sai thứ nhất: Doanh nghiệp nhỏ thì chưa cần quy trình

Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp nhỏ nên tập trung vào bán hàng, marketing chứ cái quy trình này để sau làm cũng được. Nhưng sau một thời gian khi công việc kinh doanh tiến triển tốt hơn, lúc này bộ máy doanh nghiệp không lớn kịp để bám sát theo tiến độ kinh doanh đó.

Doanh nghiệp lúc ấy mới cuống quýt vừa làm vừa xây quy trình, vừa làm vừa sửa sai... loay hoay, chắp vá nhưng nhân viên đã quen cách làm việc lộn xộn, thiếu trình tự trong khi doanh nghiệp ngày càng không thể kiểm soát nổi tiến độ và hiệu quả công việc. Bộ máy công ty hỗn loạn dẫn đến cầm cự kinh doanh nhưng vẫn thua lỗ và cuối cùng là tuyên bố phá sản.

Cái sai thứ 2: Gặp khó khăn khi xây quy trình liền tìm “chuyên gia tư vấn”

Nhiều chủ doanh nghiệp vừa xây quy trình vừa áp dụng, sai đến đâu sửa đến đó dẫn đến mất tính hệ thống, đập đi sửa lại nhiều lần vô cùng nhọc công, phí của. Mỗi lần gặp bế tắc trong việc vận hành theo quy trình họ lại đi “vái tứ phương” tìm hết chuyên gia này chuyên gia kia về tư vấn trực tiếp.

Chi phí cao nhưng hiệu quả không nhiều bởi họ quên mất rằng, không chuyên gia nào có thể hiểu doanh nghiệp bằng chính mình. Áp dụng những kiến thức mà không có chọn lọc và chỉnh sửa cho phù hợp thì không khác nào “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Dù có vận hành được, các bộ phận trong doanh nghiệp cũng hoạt động không ăn khớp. Kết cục “đổ bể” xảy ra bất kỳ lúc nào.

Quy trình sửa đi sửa lại, áp dụng không nhất quán gây mất công mất sức mà hiệu quả không cao.

Cái sai thứ 3: Doanh nghiệp có quy trình, đã triển khai nhưng áp dụng hời hợt, không giám sát

Quy trình xây dựng xong tung ra và yêu cầu tất cả nhân viên làm theo. Nhưng vì không theo sát và giúp đỡ nhân viên trong quá trình thực hiện, nên nhiều doanh nghiệp vô tình tạo ra hiệu ứng “ngược”. Quy trình trong trường hợp này không những không giúp doanh nghiệp vận hành tốt hơn mà ngược lại còn khiến nhân viên có tâm lý phản kháng vì bị bó buộc bởi chưa quen với những quy định  cứng nhắc.

Doanh nghiệp lại không sát sao, tiếp thu những ý kiến phản hồi để chỉnh sửa kịp thời những điểm bất hợp lý trong quy trình nên càng đi lại càng sai. Cứ vậy, áp dụng quy trình sai cách, hời hợt kiểu này thậm chí còn khiến doanh nghiệp “chết” nhanh hơn cả khi không có quy trình.

Tự đánh đắm “con tàu” doanh nghiệp vì áp dụng quy trình sai cách.

Tóm lại, nên nhớ rằng sản phầm và quy trình làm việc là hai yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp. Và hai yếu tố này nhất định phải được đầu tư song song với nhau nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình bị “đứt gánh ngang đường” trên con đường xây dựng sự nghiệp.

Cái chủ doanh nghiệp cần ở đây phải là một quy trình chuẩn chỉnh để tham khảo từ đó vận dụng một cách sáng tạo vào doanh nghiệp của mình dựa trên những tiềm lực thực có. Bên cạnh đó là hệ thống giám sát công việc chặt chẽ, đánh giá nhân viên chính xác giúp việc quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Tham khảo hệ thống quy trình chuẩn cho doanh nghiệp tại đây: http://tailieuquanly.vn/14.

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên