Khả năng nín thở LÂU hay NGẮN tiết lộ phổi khỏe mạnh hay đang "bị bệnh": Nếu dưới 30s, coi chừng ung thư đang rình rập
Vì là cơ quan quan trọng của hệ hô hấp, sức khỏe của lá phổi là một mối quan tâm hàng đầu của con người. Nếu chưa kịp đến viện thăm khám, bạn hãy tự bước đầu đánh giá tình trạng của phổi dựa trên 2 khoảng thời gian nín thở này!
- 06-01-2022Thứ rau dại mà người Nhật, người Trung Quốc tôn là "rau trường thọ" vì chữa bệnh cực tốt, ở Việt Nam mọc đầy mà không biết để tận dụng
- 06-01-2022Thực hiện “2 bớt 1 nhiều" giúp tránh xa căn bệnh ung thư phổi, người bị viêm phổi càng cần chú ý!
- 06-01-2022Người có đường huyết cao nên ăn "1 màu xanh, 2 màu trắng" này để ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường thể chất và kéo dài tuổi thọ
Phổi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và dioxide cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Chỉ khi phổi khỏe mạnh thì các chức năng phổi mới hoạt động tốt và cơ thể mới có đủ oxy để duy trì sự sống.
Để kiểm tra sức khỏe của phổi, ngoài thăm khám bác sĩ thì còn một cách đơn giản mà không phải ai cũng biết, đó chính là: ‘nín thở’. Với phương pháp này, bạn có thể kiểm tra lá phổi của mình có hoạt động tốt hay không một cách dễ dàng tại nhà.
Nếu bạn có thể nín thở nhiều hơn ‘con số này’, lá phổi vô cùng khỏe mạnh
Chúng ta đều biết rằng mọi người cần phải nín thở khi bơi, hay khi ngửi thấy mùi khó chịu, phản ứng đầu tiên của cơ thể cũng sẽ là bịt mũi và nín thở. Trên thực tế, muốn biết phổi có khỏe mạnh hay không, chúng ta có thể hít thở sâu rồi nín thở. Nếu bạn có thể nín thở lâu hơn 50 giây, điều này đồng nghĩa rằng lá phổi của bạn vô cùng khỏe mạnh. Các chức năng của phổi đang hoạt động tốt, cung cấp đầy đủ lượng khí oxy vào máu để nuôi dưỡng các cơ quan khác như não, tim, gan,...
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Nhưng nếu chức năng phổi bị suy giảm, nhất là đối với những người hút thuốc trong thời gian dài, thời gian nín thở có khi không đến 40 giây. Nếu bạn chỉ có thể nín thở trong thời gian dưới 30 giây thì phải cảnh giác. Điều này chứng tỏ sức khỏe của phổi không đạt yêu cầu.
Có thể lá phổi của bạn đang bị tổn thương, cơ thể bạn mắc các bệnh liên quan đến phổi như: xơ phổi, hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,... Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho ung thư phổi hình thành. Lời khuyên là bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra các chức năng phổi càng sớm càng tốt.
Ngoài việc nín thở, bạn cũng có thể áp dụng các thử nghiệm sau để đánh giá lá phổi có khỏe mạnh hay không
Thử nghiệm 1: Thổi một cây nến
Đốt một cây nến, để ngang tầm miệng thổi và cách miệng khoảng 15 cm. Nếu sau khi bạn hít sâu lấy hơi và thổi tắt cây nến bằng 1 lần thổi mạnh, bạn có thể yên tâm về sức khỏe của phổi và hệ hô hấp của mình.
Ngược lại, nếu cây nến cách miệng chỉ 10 cm mà bạn vẫn không thể thổi tắt có nghĩa là chức năng phổi đang suy giảm dần. Ngoài ra, có thể cơ thể liên quan đến bệnh phổi, bạn cần chú ý tới sức khỏe trong thời gian tới.
Thử nghiệm 2: Đi bộ leo cầu thang
Leo cầu thang là một thử nghiệm quan trọng để phát hiện chức năng phổi có hoạt động tốt hay không. Đi bộ leo cầu thang lên tầng 3 với tốc độ bước đi bình thường. Nếu bạn có thể thực hiện điều này mà không phải dừng lại để nghỉ ngơi hoặc không phải thở dốc, có nghĩa là phổi của bạn đang ở trong tình trạng khá ổn.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Trái lại, nếu bạn phải dừng lại hoặc bị khó thở, đau tức ngực, lá phổi của bạn đang bị tổn thương, bạn cần quan tâm hơn đến phổi và hệ hô hấp của mình. Tốt nhất là trao đổi với bác sĩ và loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá.
Thử nghiệm 3: Đo nhịp tim mạch
Bạn chạy tại chỗ đến khi nhịp tim mạch tăng lên 100-120 nhịp/phút. Sau đó, bạn dừng chạy, nếu trong vòng 5-6 phút, nhịp tim mạch có thể trở lại bình thường 60-100 nhịp/phút thì chức năng tim phổi của bạn không tệ.
Trong trường hợp bạn cần thời gian nhiều hơn mới lấy lại được nhịp thở bình thường chứng tỏ chức năng phổi của bạn không tốt.
3 biểu hiện cho thấy phổi của bạn đã ‘bị bệnh’
1. Ho khan, chữa lâu ngày không khỏi.
Ho là một triệu chứng đáng chú ý của bệnh viêm phổi. Khi cơn ho khan kéo dài, lâu ngày không khỏi bệnh viêm phổi cấp tính đã chuyển sang mãn tính.
Nếu người bệnh ho ra máu đồng nghĩa phổi đang bị tổn thương rất nặng. Ho ra máu là một dấu hiệu liên quan tới nhiều bệnh, trong đó có liên quan tới các bệnh phổi như lao phổi, nấm phổi, áp xe phổi,... thậm chí là ung thư phổi.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
2. Tức ngực, đau ngực
Phổi hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp bình thường, làm giảm hàm lượng oxy trong máu, khiến cơ bắp bị đau và yếu. Tức ngực là biểu hiện của việc hô hấp kém, người phổi yếu sẽ cảm thấy tức ngực khi đông người, cần mở cửa sổ hoặc vào phòng trống để giải tỏa.
3. Chán ăn, giảm cân không kiểm soát, suy nhược cơ thể
Không có cảm giác thèm ăn, sút cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có ung thư phổi. Càng ở giai đoạn cuối, bệnh ung thư gây giảm cân càng nhanh. Do vậy, khi cơ thể suy nhươc không kiểm soát được, bạn nên đi gặp bác sĩ để khám bệnh và điều trị kịp thời.
Để bảo vệ phổi, có 3 thói quen mọi người nên duy trì mỗi ngày
1. Ăn nhiều trái cây và rau củ hơn
Rau củ quả tươi giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung nhu cầu dinh dưỡng và nâng cao khả năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, để làm sạch phổi và hệ hô hấp, bạn nên ăn tỏi một cách hợp lý. Trước tiên hãy đập dập tỏi, hoặc băm nhuyễn. Sau đó, để ngoài không khí trong khoảng 15 phút. Quá trình oxy hóa làm cho các chất kháng khuẩn và các thành phần kháng virus có trong tỏi tăng lên, giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm màu trắng, chẳng hạn như củ cải trắng và nấm trắng. Đây là những lựa chọn tốt, giúp thải độc cho phổi, giảm ứ đọng các chất độc hại, ngăn ngừa ung thư phổi.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
2. Bỏ thuốc lá và nhất định không tái hút thuốc
Ngày nay, nhiều người có thói quen xấu đó là hút thuốc lá. Hút thuốc trong thời gian dài khiến một lượng lớn các chất độc hại như nicotin, hắc ín, carbon monoxide… tích tụ lại bên trong khiến phổi bị ‘bẩn’. Từ đó, chức năng phổi bị suy giảm, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng cao.
Việc hút thuốc không chỉ có hại cho chính bản thân mà đối với những người không hút thuốc nhưng tiếp xúc bị động với khói thuốc thường xuyên, phổi cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, để phổi khỏe mạnh thì điều đầu tiên cần nhớ là không hút thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc lá. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn cần kiên quyết, nhất định không tái hút thuốc. Việc này sẽ gây hại nghiêm trọng cho cơ thể, sau khi hút lại sẽ khó bỏ thuốc hơn. Bỏ thuốc sớm giúp chức năng phổi phục hồi nhanh, ngăn ngừa căn bệnh ung thư phổi.
3. Tập thể dục vừa phải để tăng dung tích phổi
Bạn có thể thực hiện một số bài tập thể dục như nở ngực, chạy bộ, bơi lội,... Đây là các bài tập có lợi để tăng dung tích phổi và thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể.
Tập thể dục là một quá trình lâu dài, cần kiên trì cao. Chỉ cần bạn tuân thủ, các chức năng của cơ thể thì sẽ từ từ phục hồi, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
Phổi rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nếu khả năng hô hấp của bạn suy giảm dần thì bạn nên hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống. Ngoài việc bỏ thuốc lá, bạn cũng nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ, từ từ nâng dung tích phổi lên cho phép để lưu thông khí tốt, giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh.
(Theo Sohu)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: THỞ THẬT THẢNH THƠI
Xem tất cả >>- Ngón tay có 3 dấu hiệu này là "tiên tri sớm" của bệnh phổi, đi chụp CT ngay nếu không muốn tương lai phải thở máy
- 3 loại thực phẩm “trắng” làm sạch và giữ ẩm phổi hàng đầu, ăn càng nhiều càng tăng cường chức năng
- "1 chậm, 2 lồi, 3 thêm" trên cơ thể cảnh báo ung thư phổi: Tưởng bệnh vặt, không thăm khám sớm có thể làm bạn với máy thở cả đời
- 5 thực phẩm màu trắng nên ăn nhiều trong những ngày dịch bệnh để bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng
- 4 thứ quen thuộc trong sinh hoạt khiến gia đình 3 người lần lượt mắc ung thư phổi: Điều thứ 2 nhiều nhà khó tránh!