Khám phá ngôi chùa ‘vắng vẻ’ nhất đất Việt, ai cũng biết tên nhưng ít người đến
Ngôi chùa nằm cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 7km.
- 10-12-20223 khoản tiền tiêu càng nhiều kiếm lại càng nhiều
- 10-12-2022Giảng viên 91 tuổi đi nhặt rác 11 năm để nuôi 7 con vào đại học: Quyết dành chút sức lực còn lại để thắp sáng những cuộc đời tăm tối
- 10-12-20223 tư duy làm giàu hiệu quả hơn cả chăm chỉ
- 08-12-2022Về già, dù muốn bao bọc con cái đến đâu cũng không nên làm 3 điều
- 05-12-2022Gã ăn mày trở thành hiện tượng mạng: Đi nhặt rác kiếm tiền mua sách, từ bỏ việc văn phòng để sống với đam mê
Hầu hết mọi người đều đã từng ít nhất một lần nghe qua câu “vắng như chùa Bà Đanh”, thế nhưng người thật sự đặt chân đến địa danh được người dân cả nước nhắc đến này thì không nhiều.
Bà Đanh không chỉ là một ngôi chùa xuất hiện qua câu nói cửa miệng nổi tiếng của người Việt, mà còn là một ngôi chùa đẹp, cổ kính bậc nhất tỉnh Hà Nam và khu vực miền Bắc nói chung.
Ngôi chùa gắn với câu cửa miệng “vắng như chùa Bà Đanh”. (Ảnh: dimotngaydang)
Chùa Bà Đanh còn có tên gọi khác là Bảo Sơn Tự. Tọa lạc ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, ngôi chùa sở hữu diện tích khoảng 10 ha giữa cảnh sơn thủy hữu tình.
Chùa Bà Đanh Hà Nam được bao bọc trong không gian yên bình, tĩnh lặng. (Ảnh: mailien249)
Ngôi chùa ban đầu được hình thành với diện tích khá khiêm tốn vào thế kỷ VII, dần được mở rộng ra như hiện tại từ thời vua Lê Thánh Tông. Khuôn viên chùa là tổng thể gồm nhiều công trình mang đậm kiểu dáng kiến trúc nghệ thuật Bắc bộ, với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Chùa thờ Tứ Pháp là tín ngưỡng Tứ Phủ bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. (Ảnh: blue.nomad)
Từng lớp ngói, viên gạch và kiến trúc trang trí ở chùa đều toát lên vẻ cổ kính, nghiêm trang và đầy thanh tịnh của một nơi thờ tự linh thiêng với bề dày lịch sử hàng trăm năm.
Từng góc chùa đều toát lên vẻ hoài cổ. (Ảnh: chiile.chiile)
Đó là cánh cổng tam quan trầm mặc với bậc tam cấp trải dài, lặng im nấp sau vườn hoa nhài, mẫu đơn, cùng câu cau khẳng khiu bao bọc xung quanh. Các dãy hành lang, cánh cửa, cột kèo được làm bằng gỗ với họa tiết dân gian đặc sắc. Khung cảnh hoài cổ bao trùm từng ngóc ngách trong chùa Bà Đanh như càng khắc họa thêm cho sự vắng lặng, tĩnh mịch tại đây.
Không gian tĩnh lặng ở chùa rất thích hợp với những ai không thích chen chúc tại các điểm đông người. (Ảnh: dundun.10)
Tên gọi Bà Đanh được cho là xuất phát từ truyền thuyết địa phương, chùa thờ nữ thần thiên nhiên giúp mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu nên người dân gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, sau gọi tắt là chùa Bà Đanh.
Ngôi chùa gắn với nhiều câu chuyện truyền miệng mang màu sắc kỳ ảo. (Ảnh: phuongseol)
Từ lâu, chùa Bà Đanh đã luôn gắn liền với nhiều câu chuyện truyền miệng mang tính huyền bí. Người xưa thường kể lại rằng, Bà Đanh là ngôi chùa rất linh thiêng, khách qua đường nếu dám cười cợt hay có bất kỳ hành động, câu nói bất kính đều sẽ bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, nhiều người lo sợ không giữ được lời ăn tiếng nói sẽ bị quở trách nên không dám đến gần chùa.
Chính sự thưa thớt khách tham quan càng tăng thêm vẻ rêu phong, nghiêm trang nơi cổ tự. (Ảnh: phuongseol)
Một cách giải thích khác được nhiều người đồng tình hơn đó là sự thưa thớt du khách ở chùa Bà Đanh bắt nguồn bởi vị trí địa lý. Chùa nằm ở nơi u tịch, xa dân cư, ba mặt giáp sông, một mặt là rừng rậm chắn lối, cách tiếp cận duy nhất đến chùa là chèo thuyền qua sông Đáy có phần bất tiện. Chính những điều ấy khiến người hành hương ít viếng thăm nơi này.
Ngày càng có nhiều du khách tò mò tìm đến chùa Bà Đanh để tham quan. (Ảnh: harley_quyenn)
Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển của du lịch, chùa Bà Đanh hiện cũng không còn quá vắng vẻ, hiu quạnh như trước. Ngày càng có thêm nhiều du khách thập phương tìm đến chùa Bà Đanh để viếng bái, tham quan và tận hưởng sự thanh bình, tĩnh mịch hiếm khó ở một ngôi cổ tự linh thiêng.
Đặc biệt, nếu đến đây vào tháng 2 âm lịch hằng năm, du khách sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt.
VTC