MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi công nghệ 5G phát triển, căng thẳng thương mại leo thang, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt hơn, các công ty đa quốc gia nên làm gì để chuỗi cung ứng không bị đập tan?

03-08-2019 - 07:00 AM | Tài chính quốc tế

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang đối mặt với 3 mối đe doạ hiển hiện: rắc rối của Huawei, những cuộc tấn công an ninh mạng và những cuộc chiến thuế quan. Mối đe doạ của ngày nay, bao gồm biến đổi khí hậu, có thể trở nên trầm trọng hơn.

Các công ty đa quốc gia (MCS) đã đi qua một chặng đường dài trong vài thập kỷ kể từ khi hoạt động quản lý chuỗi cung ứng bắt đầu nở rộ. Thay vì những công đoạn riêng biệt thì mọi thứ giờ đây đã đi vào khuôn khổ. Những quyết định vốn được đưa ra dựa trên bản năng và các mối quan hệ đang ngày càng dựa vào việc sử dụng dữ liệu. Theo đó, chuỗi cung ứng trở nên ngắn hơn, nhanh hơn và thông minh hơn.

Không may rằng, chuỗi cung ứng hiện vẫn chưa trở nên an toàn hơn. Điều này là rất quan trọng bởi nền kinh tế thế giới đang tạo ra nhiều mối nguy hơn đối với các MCS. Chuỗi cung ứng toàn cầu đang đối mặt với 3 mối đe doạ hiển hiện: rắc rối của Huawei, những cuộc tấn công an ninh mạng và những cuộc chiến thuế quan. Mối đe doạ của ngày nay, bao gồm biến đổi khí hậu, có thể trở nên trầm trọng hơn.

Vậy họ nên làm gì để đối mặt với động thái trừng phạt của Mỹ với Huawei? Các ông chủ của MCS phải cân bằng những mối lo ngại về an ninh và nhu cầu để tuân theo luật của Mỹ để hạn chế áp lực về chi phí và duy trì điều kiện tiếp cận với sáng kiến và thị trường tiêu dùng của Trung Quốc. Dù Tổng thống Trump đã nới lỏng lệnh trừng phạt với Huawei, nhưng các công ty Trung Quốc vẫn là đối tượng bị tẩy chay hợp pháp. Hoạt động của họ ở Mỹ đã bị hạn chế do sắc lệnh hành pháp và Quốc hội cũng hạn chế hoạt động mua bán của họ đối với một số đối tác thuộc lĩnh vực quốc phòng. Tập đoàn Eurasia, một công ty tư vấn rủi ro, cho rằng thoả thuận ngừng bắn mà 2 nhà lãnh đạo đưa ra không phải là một giải pháp bền vững cho Huawei.

Những rắc rối của Huawei và chiến tranh lạnh công nghệ

Việc Huawei bị đưa vào "danh sách đen" có thể bị loại bỏ hoàn toàn trong một phần thuộc điều khoản cuối cùng của thoả thuận thương mại. Năm ngoái, ông Trump đã hoãn lệnh trừng phạt vào phút cuối cùng cho ZTE. Tuy nhiên, dù điều đó xảy ra ở trường hợp này, thì Huawei dường như đã có tầm ảnh hưởng lâu dài đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ nhất, Huawei đã trở thành một biểu tượng được ví như khoảnh khắc Sputnik của Trung Quốc. Thế hệ lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc lên nắm quyền trong thời đại Trung Quốc có sự cộng sinh về kinh tế với Mỹ. Trước sự kinh ngạc của họ, chủ nghĩa dân tộc về kinh tế và những lần "tấn công" của Mỹ với Trung Quốc đã giành chiếm được cảm tình của giới tinh hoa ở các doanh nghiệp Mỹ.

Giờ đây, niềm tin về sự phụ thuộc lẫn nhau đã bị phá vỡ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ mạnh tay đầu tư nhằm thúc đẩy "sự đổi mới đến từ trong nước", giống như những lãnh đạo Mỹ đã làm sau khi Nga phóng tên lửa Spunik vào năm 1957. Họ sẽ thúc đẩy những hệ điều hành, tiêu chuẩn công nghệ và nguồn lực rộng lớn được cải tiến ngay tại quê nhà, cùng với đó là những bộ óc nhạy bén nhất để phát triển những công nghệ hiện đại. Sẽ có nhiều dự án thất bại nhưng những dự án khác sẽ bù đắp vào đó, cho dù họ có tốn hàng thập kỷ.

Điều đó chỉ ra một tác động khác của những vấn đề đối với Huawei. Chắc chắn những vấn đề nội tại trong chuỗi cung ứng phức tạp liên kết Trung Quốc với Mỹ đang dần lộ ra. Ví dụ, ông Trump đã ban hành sắc lệnh hồi tháng 5 rằng sẽ hạn chế việc mua bán một số bộ công cụ mạng viễn thông của nước ngoài. Đây là một phần của một chính sách mà cuối cùng có thể yêu cầu các công nghệ truyền thông trong tương lai vốn được bán ở Mỹ phải sản xuất trong nước.

Cái giá của sự gián đoạn chuỗi cung ứng trơn tru (đặc biệt trong lĩnh vực điện tử) và thay thế bằng các sản phẩm đắt tiền hơn chắc chắn không chỉ người tiêu dùng phải gánh chịu - chi mức giá cao hơn và mất đi những phát minh tiên tiến hơn, mà còn là những công ty và cổ đông - họ đối mặt với lợi nhuận thấp và khả năng đầu tư giảm sút trong tương lai. Ngoài ra, cái giá ấy cũng có thể đạt tầm vĩ mô. Theo tính toán của OECD, sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu siêu hiệu quả đã kiểm soát lạm phát, tăng trưởng tiền lương thực và thúc đẩy năng suất ở các nền kinh tế phát triển lên gần 0,6% mỗi năm.

Thêm vào đó là mối lo ngại khác liên quan đến việc triển khai mạng 5G. Công nghệ này là yếu tố quyết định của IoT, các nhà máy thông minh và chuỗi cung ứng kỹ thuật số. Việc Huawei bị tẩy chay có thể dẫn đến tình trạng các thị trường 5G toàn cầu bị phân chia thành 2 phe (xem bản đồ). Paul Triolo đến từ Eurasia Group cho rằng điều này sẽ "khiến các quốc gia và công ty phải lựa chọn các bên Mỹ hoặc Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ."

Khi công nghệ 5G phát triển, căng thẳng thương mại leo thang, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt hơn, các công ty đa quốc gia nên làm gì để chuỗi cung ứng không bị đập tan?  - Ảnh 1.

Ở kịch bản này, Ericsson của Thuỵ Điển, Nokia của Phần Lan và Samsung của Hàn Quốc sẽ cung cấp một hệ thống mạng đắt tiền bao gồm những bộ linh kiện được sản xuất bên ngoài Trung Quốc để phục vụ các đồng minh của Mỹ, như Úc. Còn Huawei sẽ xây dựng một mạng lưới rẻ hơn cho những quốc gia không lo ngại về nước này. Mahathir Mohamad, thủ tưởng Malaysia, đã tuyên bố rằng đất nước ông dự định sẽ sử dụng dịch vụ của Huawei càng nhiều càng tốt, bất chấp "một số bị nghi ngờ là công cụ gián điệp."

Rủi ro từ những cuộc tấn công qua mạng

Đối với những mối đe doạ về an ninh mạng, mọi thứ đã đi từ mối nguy hiểm từ xa cho tới kẻ thù ngay bên trong. Một phần mềm độc hại của Nga, NotPetya, được phát hiện trong một văn phòng của Ukraine đã khiến các hoạt động vận chuyển của Maersk bị ngừng lại tại nhiều cảng trong năm 2017, thiệt hại lên tới 300 triệu USD. Nghiên cứu của Zac Rogers đến từ Đại học bang Colorado và Thomas Choi đến từ Đại học bang Arizona chỉ ra rằng hơn 60% các cuộc tấn công mạng đã bị phát hiện và năm 2017 những công ty niêm yết của Mỹ đều bị thâm nhập qua hệ thống máy tính của các nhà cung ứng hoặc nhà thầu. Con số này tăng từ mức chưa đến 1/4 vào năm 2010.

Stuart Madnick đến từ Trường Kinh doanh Sloan của MIT tin rằng việc triển khai mạng 5G và sự xuất hiện của IoT có thể gây ra những cuộc khủng hoảng an ninh mạng lớn tiếp theo, bởi các công ty đang thúc giục các nhà cung ứng đẩy nhanh tiến độ mà không áp dụng các biện pháp an ninh mạng đúng cách vào thiết kế. Ông cảnh báo: "Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến."

Thay đổi chiến lược trong sản xuất và cách tiếp cận chuỗi cung ứng

Dấu hỏi lớn nhất cho các ông chủ đó là các công ty nên suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng trong kỷ nguyên của chủ nghĩa bảo hộ như thế nào. Tư tưởng truyền thống là đầu tư vào "khả năng phục hồi nhanh chóng" bằng cách đa dạng hoá các nhà cung ứng, xây dựng thêm nhà máy sản xuất, nắm giữ lượng cổ phiếu lớn hơn... Tuy nhiên, trên thực tế, các ông chủ cần cân nhắc cẩn thận chi phí liên quan đến chiến lược phòng ngừa rủi ro đối với mức lợi nhuận dự kiến. 

Một số ý kiến khác chỉ ra những chiến lược phức tạp sẽ yêu cầu các ông chủ phải "xắn tay áo" và học hỏi bằng cách thực hiện. Lauren Chevreux và đồng nghiệp tại công ty tư vấn A. T. Kearney, lập luận rằng các công ty phải sẵn sàng xoay chiều nhanh chóng, đảm bảo rằng việc hiện đại hoá chuỗi cung ứng không chỉ đơn giản là số hoá những tư tưởng cũ và cản trở khả năng thích ứng. 

Justin Rose và Martin Reeves đến từ Boston Consulting Group khuyến khích các công ty cân nhắc về công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là robot và tự động hoá linh hoạt, có thể giúp chuỗi cung ứng an toàn hơn bằng cách cho phép các công ty đưa chuỗi về nơi gần quê nhà.

Nói tóm lại, cuộc hội tụ vĩ đại đã tạo ra thời kỳ hoàng kim cho các MNC hiện đang dần trở nên rời rạc. Điều này sẽ khiến các công ty phải đưa ra những câu hỏi khó về quyết định đầu tư được thực hiện trong quá khứ và có thể rút lại một số chuỗi cung ứng toàn cầu đã phát triển trong vài thập kỷ qua. Việc tái cân nhắc này có thể là một nhiệm vụ chiến lược cấp bách của những giám đốc điều hành, thay vì uỷ thác cho kế toán.

Cách tiếp cận truyền thống trước đây chỉ là giải quyết những vấn đề của chuỗi cung ứng - cho rằng mối đe doạ sẽ là thảm hoạ thiên nhiên khiến nhà máy đóng cửa. Bởi vậy, các công ty đã vẽ ra sơ đồ rủi ro tiềm năng của nguồn cung, nghiên cứu những kịch bản xấu và đầu tư vào những giải pháp "kinh doanh liên tiếp" để gấp đôi sản lượng.

Mối đe doạ từ chiến tranh thương mại 

Tuy nhiên, tư tưởng này là không đủ để đối phó với những cuộc chiến thương mại. Thuế quan được áp dụng ngày hôm nay có thể bị dỡ bỏ vào tháng sau, nhưng các nhà máy thì không thể di chuyển nhanh đến vậy. Nhiệm vụ bây giờ là tái thiết kế chuỗi cung ứng để có thể đáp ứng về vấn đề địa chính trị nhanh hơn. Điều này sẽ yêu cầu nhiều công ty phải tăng tốc thời gian thực tế sản xuất của hàng trong kho. 

Họ còn phải thay đổi từ những nhà cung ứng vốn ưa thích - nơi họ cho rằng chịu ít thiệt hại từ thuế quan, sang những nguồn địa phương - nơi an toàn đối với họ trong cuộc chiến thuế quan. Tuy nhiên, tập trung quá mức cũng mang lại rủi ro, vì vậy các nhà quản lý phải có chiến lược đầu tư khôn ngoan.

Hơn nữa, các công ty cũng phải thực hiện các bước để đối mặt với rủi ro về không gian mạng vốn đang gia tăng. Ryan Kalember đến từ Proofpoint - công ty an ninh mạng của Mỹ, lưu ý rằng vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong kỷ nguyên 5G - nơi nhiều nhà sản xuất cung cấp lịch sử mã vận chuyển với nhiều lỗi. Madnick thì khuyến nghị các công ty lớn cần kiểm định bảo mật với các đối tác trong chuỗi cung ứng, nhà cung cấp và kiểm soát những mục tiêu để tìm ra những lỗ hổng trên mạng.

Nhiều công ty sẽ chật vật với câu hỏi về việc họ phải làm gì với tài sản sản xuất cũ và mạng lưới nhà cung ứng không minh bạch đã được phát triển trong thời đại đã qua. Số khác có thể thích nghi với thái độ "chờ đợi và xem xét", hy vọng rằng cơn bão hiện tại sẽ qua đi và xu thế toàn cầu hoá của ngày hôm qua sẽ quay trở lại. Các công ty năng động nhất sẽ tìm ra những con đường sáng tạo để vạch ra phương hướng trên địa hình đầy trắc trở của ngày hôm nay và nắm bắt lợi thế cạnh tranh.

Cuối cùng, như bản báo cáo đặc biệt này đã chứng minh rõ, chuỗi cung ứng không còn đơn thuần là trung tâm chi phí. Các công ty tốt nhất đã sử dụng chuỗi cung ứng ngắn hơn, nhanh hơn và thông minh hơn làm loại vũ khí mạnh. Thách thức tiếp theo sẽ là làm thế nào để khiến chúng trở nên an toàn hơn. Việc mạo hiểm bước vào chiến trường này mà không trang bị vũ khí quả là thiếu khôn ngoan.


Hương Giang

Economist

Trở lên trên