Khi gen Z tập tành kinh doanh: Thuê bố mẹ làm nhân viên, hứa sẽ tăng lương khi doanh thu phát triển
Không đi theo lối mòn cũ hay đóng khuôn nơi công sở, nhiều Gen Z tập kinh doanh ngay sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, họ "tận dụng" luôn cha mẹ làm nhân viên, trở thành ông/bà chủ trẻ trong gia đình.
- 15-02-2023Ở chung cư chật chội, mẹ Hà Nội tặng các con chuyến nghỉ dưỡng tại Mộc Châu khoáng đạt và thơ mộng
- 15-02-2023Tỷ phú “tay không bắt sói”: Từ sinh viên nghèo, "lục thùng rác" kiếm sinh hoạt phí trở thành người giàu nhất một tỉnh, 49 tuổi phá sản, 62 tuổi nỗ lực tái sinh
- 15-02-2023Sức hút nào khiến nơi từng là "địa ngục trần gian" thành điểm đến hot của giới trẻ, bán vé tour nào "cháy" tour đó?
- 15-02-2023Lại phát hiện đối tượng "kiếm sống" bằng nghề rao bán clip quay lén phụ nữ, địa bàn hoạt động là các trung tâm thương mại, thu về hơn 1 triệu USD
- 15-02-2023Cứ 100 người trẻ thì có 86 người đang mắc nợ, lương vừa nhận đã 'dứt áo' ra đi: Áp dụng 3 bước này để 'về bờ' thành công giữa vòng xoáy nợ nần
Thuê bố mẹ làm nhân viên
Sau khi tiễn nhóm khách hàng cuối cùng trong ngày, chủ quán trà Yao Qin, 27 tuổi, bắt đầu ngồi trả lời câu hỏi từ các khách hàng qua một nền tảng trực tuyến. Có thể thấy đứng gần Yao là một người nhân viên luống tuổi đang luôn tay đóng gói một số sản phẩm. Sau đó, họ cùng nhau ngồi trò chuyện và thưởng thức tách trà sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Người tinh ý có thể nhận thấy qua cách họ tương tác, mối quan hệ của họ dường như thân thiết hơn nhiều so với quản lý và nhân viên đơn thuần. Sở dĩ như vậy là do khi Yao tự mở tiệm trà hồi mùa hè 2022, nhân viên duy nhất mà cô tuyển dụng chính là người mẹ ruột.
Không giống như thế hệ trước, thường tìm được việc làm ổn định với sự giúp đỡ của cha mẹ, thế hệ Z, hay còn gọi là thế hệ Gen Z (sinh từ những năm cuối thập niên 1990 đến những năm đầu thập niên 2010) ngày nay, những người có nhiều nhiệt huyết kinh doanh hơn, sẵn sàng bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình ngay sau khi tốt nghiệp.
Yao Qin và mẹ ngồi thưởng thức trà cùng nhau - Ảnh: Global Times
Thậm chí, có em thuê bố mẹ làm nhân viên, trở thành ông/bà chủ trẻ trong gia đình. "Tôi sẽ tăng lương cho mẹ tôi khi công việc kinh doanh tốt hơn", Yao cười nói.
Mẹ của Yao từng điều hành một quán trà ở thành phố Ngọc Khuê, tỉnh Vân Nam. Con gái bà lại không thích những quán trà truyền thống đầy khói thuốc, khách hàng ngoài 40 tuổi, thường mua về hơn ngồi tại chỗ. "Điều này đã lỗi thời", Yao nhận xét. Cô gái 27 tuổi muốn một quán trà yên tĩnh, có thể phục vụ thêm cà phê và dành riêng cho người trẻ.
Giống như Yao, nhiều doanh nhân Gen Z mà tờ Global Times tiếp cận chia sẻ họ thường bắt đầu bằng việc tiếp quản công việc kinh doanh của cha mẹ mình, chẳng hạn như một cửa hàng quần áo và sau đó chuyển đổi mô hình để đáp ứng thị hiếu đang thay đổi của giới trẻ.
Tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Guan Yishu (25 tuổi) tiếp quản xưởng thiết kế quần áo suýt bị đóng cửa do thua lỗ của gia đình. Nơi gần như đóng cửa do kinh doanh kém, rất có thể bắt nguồn từ các thiết kế lỗi thời.
Cha mẹ của Guan đều là những thợ may giàu kinh nghiệm, đặc biệt là mẹ cô, người biết thêu Shu truyền thống - kỹ thuật thêu những hoa văn phức tạp bằng chỉ lụa.
Hai nghệ nhân đã điều hành xưởng thiết kế trong hơn 20 năm, nhưng công việc kinh doanh xuống dốc, theo Guan, bởi vì thiết kế của họ "quá gò bó".
"Chúng tôi thực sự nghĩ đến việc đóng cửa khi họ chỉ có hai khách hàng trong ba tháng. Thiết kế của họ quá cũ và lỗi thời", Guan lưu ý.
Gen Z quyết tâm không đi theo lối cũ
So với thế hệ cha mẹ của họ, Gen Z dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn trong thời đại kỹ thuật số và thường nhạy cảm hơn với những thay đổi trên thị trường.
Cô Yao Qin đã thuyết phục mẹ đóng cửa quán trà kiểu cũ. Sau đó, cô mở một quán trà mới được trang trí theo phong cách kết hợp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở khu trung tâm của thành phố vào tháng 5/2022. Tại quán trà của Yao, khách hàng không được hút thuốc.
Yao cho biết quán trà của cô tập trung vào trải nghiệm uống trà hơn là bán các sản phẩm trà đóng gói. Tại quán, hai vị khách đi cùng nhau có thể thưởng thức một bình trà Pu'er với giá 35 nhân dân tệ (khoảng 120.000 đồng).
Cô gái 27 tuổi này nói với Global Times: "Đó là một mức giá rất hấp dẫn, vì trà tôi cung cấp là loại Pu'er 10 năm tuổi được đun rất ngon".
Hiện tại, 90% khách hàng của Yao là người dưới 30 tuổi. Một số khách hàng thậm chí còn viết thư động viên Yao theo đuổi kinh doanh quán trà kiểu mới. "Sự ủng hộ đó mang lại cho tôi niềm tự tin rằng tôi đang làm điều đúng đắn", chủ quán trà tâm sự.
Còn về phía Guan, với lợi thế là tình yêu của gia đình đối với thiết kế thời trang, cô đã vực dậy lại studio của cha mẹ mình bằng cách tung ra bộ sưu tập mới.
Bộ sưu tập pha trộn giữa kỹ thuật thêu truyền thống với các thiết kế hợp mốt. Các chi tiết thêu như hoa mẫu đơn và cá koi được lồng ghép trên các mẫu áo khoác bomber hay trên quần jean, cùng mũ bucket lấy cảm hứng từ nhạc rap.
Nhờ công việc kinh doanh, Gen Z đã kéo "những bà nội trợ toàn thời gian" đi làm trở lại - Ảnh minh hoạ
Guan thích chúng bởi những mẫu thiết kế này đặc biệt phổ biến trong giới trẻ. Là một phần trong chiến lược kinh doanh của mình, Guan tiến hành bán hàng, quảng cáo qua livestream, cố gắng tiếp cận cả khách nước ngoài.
"Khi tôi đăng các mặt hàng lên mạng xã hội, tôi nhận được lời đề nghị từ một thương hiệu văn hóa đại chúng thời nổi tiếng muốn hợp tác. Tôi đoán đó là cách tận dụng truyền thống cứu chúng tôi khỏi phá sản", Guan nói.
Nhờ đầu óc kinh doanh nhanh nhạy, Guan đã mua cho bố mẹ một căn nhà có sân nhỏ trị giá khoảng 350.000 nhân dân tệ.
Đôi khi, việc để những người con trẻ tuổi làm chủ, tham gia kinh doanh không chỉ có thể vực dậy một cửa hàng mà còn mang lại cho cha mẹ họ những thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Chẳng hạn như Jun Xiuming điều hành một quầy bán sữa ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc cũng thuê mẹ cô làm nhân viên.
"Mẹ tôi ở nhà nội trợ hàng chục năm. Bà chưa bao giờ đi làm cho đến khi tôi thuê bà. Lúc đầu tôi nghĩ, bà có thể không đảm đương được quá nhiều việc, đặc biệt là tính toán và sổ sách", Jun nhớ lại.
Tuy nhiên, tài năng quản lý điều hành cửa hàng của mẹ cô sau này đã gây ấn tượng với Jun bởi sự am hiểu về các sản phẩm và cách cư xử hòa nhã với mọi khách hàng mà không nhân viên nào trong cửa hàng của cô có thể sánh kịp. "Đây có lẽ là điểm sáng nhất của mẹ tôi mà suýt nữa có thể đã bị chôn vùi mãi mãi", Jun nói.
Thể thao & Văn hóa