Khi nào Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới? Câu trả lời có thể là không bao giờ
Khủng hoảng nợ, sự tách rời khỏi cộng đồng quốc tế và dân số ngày càng giảm là một số yếu tố có thể cản mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới của Bắc Kinh.
Khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới? Đối với Bắc Kinh, nhiều người cho rằng đó là một quá trình chuyển đổi tất yếu và sắp xảy ra. Nhưng trên thực tế, câu trả lời là ngược lại.
Theo phân tích của Bloomberg Economics, Trung Quốc nhiều khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nợ, nhân khẩu học và sự tách rời khỏi cộng đồng quốc tế. Những yếu tố này sẽ khiến Trung Quốc mãi mắc kẹt ở vị trí thứ 2.
Với hướng tăng trưởng hiện tại, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và giành lấy "ngôi vương" kinh tế trong khoảng 1 thập kỷ. Nhưng kết quả này lại không hề chắc chắn. Bloomberg Economics đã đưa ra những phân tích cụ thể về những trường hợp có thể xảy ra với kinh tế Trung Quốc: nền kinh tế đi lên nhờ những cải cách hiệu quả; lộ trình tăng trưởng giảm tốc vì dân số sụt giảm và cô lập với cộng động quốc tế; cơn ác một của Bắc Kinh với một cuộc khủng hoảng nợ.
Kịch bản đầu tiên: Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào đầu những năm 2030
Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm hiện tại, nhiều nền kinh tế châu Á khác đã vượt qua Trung Quốc.
Hoạt động đổi mới là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và với những khoản đầu tư lớn cho R&D, Trung Quốc đang vượt trội hơn hẳn các quốc gia khác.
Kết quả là, Trung Quốc vẫn sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng 10 năm tới.
Kịch bản thứ 2: Khủng hoảng tài chính ập đến
Nhật Bản cũng từng nỗ lực để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, nhưng cuối cùng lại chìm trong cuộc khủng hoảng nợ. Trung Quốc cũng có thể rơi vào tình huống tương tự, khi hoạt động vay nợ tăng mạnh nhất kể từ năm 2008 là một dấu hiệu đáng báo động.
Các nền kinh tế phát triển như Mỹ có tỷ lệ nợ lớn, nhưng họ đã đạt được mức thu nhập cao. Ấn Độ và các nước thu nhập thấp khác có mức nợ thấp, tạo cho họ đòn bẩy để phát triển. Thu nhập thấp và tỷ lệ nợ cao của Trung Quốc khiến quốc gia này rơi vào tình thế khó khăn.
Vụ vỡ nợ của Evergrande và những vấn đề ở các nhà phát triển có đòn bẩy tài chính cao khác cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có nhiều "vết nứt".
Kết quả là: Một cuộc khủng hoảng tài chính sẽ diễn ra, kéo theo tốc độ tăng trưởng chậm hơn, có thể khiến Trung Quốc mãi mắc kẹt ở vị trí thứ hai.
Kịch bản thứ 3: Kinh tế giảm tốc
Sự trỗi dậy của Trung Quốc thậm chí không cần đến một cuộc khủng hoảng để kìm hãm. Việc tách rời với cộng đồng quốc tế, khủng hoảng nhân khẩu học và những bất cập trong hoạt động quản trị có thể gây ra tác động tương tự. Nếu kinh tế Mỹ vượt trội hơn trong khoảng thời gian này, thì vị trí số 1 của quốc gia "cờ hoa" sẽ khó có thể thay thế.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không còn là chủ đề nóng nhưng thuế quan vẫn ở mức cao. Ngoài ra, việc Trung Quốc tách rời với cộng đồng quốc tế và đặt ra những rào cản với thị trường toàn cầu, lĩnh vực công nghệ sẽ kéo tụt đà tăng trưởng của Trung Quốc.
Nhiệm kỳ thứ 3 của Chủ tịch Tập Cận BÌnh đối diện với nhiều câu hỏi về hoạt động quản trị và ai sẽ là người kế nhiệm ông.
Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mục tiêu thịnh vượng chung.
Ngừng áp dụng chính sách 1 con là một tia sáng với lĩnh vực nhân khẩu học nhưng tỷ lệ sinh thấp trở thành lực cản với tăng trưởng kinh tế.
Kết quả là, Trung Quốc có thể bắt kịp đà tăng trưởng của Mỹ nhưng vẫn chậm hơn.