Khi người dùng đứng trước “ngã ba” chất lượng vàng
Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa có báo cáo về công tác quản lý thị trường vàng. Theo đó, trong 2 năm qua, Bộ KHCN đã phát hiện hơn 600/2298 cơ sở kinh doanh vàng không đạt hàm lượng tiêu chuẩn trên phạm vi cả nước.
- 01-12-2014Kiểm soát chất lượng nữ trang đem lại lợi nhuận lớn cho đại gia ngành vàng
- 26-06-2014Tiêu chuẩn về chất lượng làm khó doanh nghiệp kinh doanh vàng
- 18-06-2014Thiếu thiết bị cân đo chất lượng vàng
Riêng năm 2015, qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 423/1.718 cơ sở vi phạm về quy định đo lường, sử dụng cân vàng không kiểm định, không đạt yêu cầu về đo lường; hàm lượng vàng theo đó không đạt tiêu chuẩn công bố.
Tháng 8.2016, sở khoa học và công nghệ các tỉnh tiếp tục phát hiện gần 183/580 cơ sở kinh doanh vàng vi phạm các quy định về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng và nhãn mác vàng. Qua các đợt kiểm tra đã có hơn 4.000 mẫu vàng bị tịch thu, 2.800 mẫu ngừng lưu thông và số tiền xử phạt lên tới hơn 1,7 tỉ đồng.
Ngoài các doanh nghiệp lớn có tên tuổi có hệ thống cửa hàng nằm rải ở các trung tâm thành phố, thị xã thì các cửa hàng nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi ở khu vực khá nhiều. Điều này cho thấy khả năng số lượng các điểm kinh doanh vàng bạc vi phạm có thể cao hơn so với kết quả kiểm tra.
Người tiêu dùng tại thành phố lo lắng một thì những người ở khu vực nông thôn lo lắng gấp nhiều lần. Không thể vì mua, bán một chỉ vàng mà phải lên thành phố hoặc thị xã. Chất lượng kiểm định của các điểm kinh doanh vàng bạc ai đảm bảo? Hơn thế nữa chỉ có một số cửa hàng kinh doanh vàng bạc có uy tín mới công nhận chất lượng vàng của nhau còn nhiều điểm kinh doanh nhỏ lẻ không công nhận chất lượng, định lượng của điểm kinh doanh vàng bạc khác.
Kết quả kiểm tra của Bộ KHCN cho thấy số cửa hàng bị phát hiện vi phạm tập trung ở vàng nữ trang (hay gọi là vàng tây với tỉ lệ vonfram nhất định) vì vậy khả năng thiếu tuổi dễ diễn ra dẫn tới tình trạng buộc khách hàng mua vàng tại điểm kinh doanh nào phải bán tại điểm đó.
Để giảm bớt các vụ vi phạm về kinh doanh vàng, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP quy định quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ trong sản xuất nhập khẩu. Có lẽ xuất phát từ việc hiện nay việc sản xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ không được kiểm soát chất lương. Các cá nhân được nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ qua cửa khẩu không cần kiểm soát chất lượng và chỉ nộp thế theo quy định của pháp luật. Từ đây các điểm kinh doanh vàng bạc lại lấy vàng từ các cơ sở nhập khẩu từ đó chế tác và chất lượng vàng là do chính các cơ sở này quyết định. Như vậy cho thấy việc quản lý chất lượng vàng, mỹ nghệ hiện nay chỉ dừng ở quản lý phần ngọn mà chưa quản lý được phần gốc.
Lao động