Khi nhà đầu tư "chê" trái phiếu chính phủ, chính sách tiền tệ chỉ như chú thiên nga gẫy cánh
"Tôi sẽ bán tất cả số trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Anh”. Stephen Isaacs - chủ tịch ban đầu tư tại Alvine Capital London, đồng thời là cựu giám đốc tại Credit Suisse nhận định.
- 24-07-2016"Việt Nam chưa có kế hoạch cụ thể về việc bán trái phiếu quốc tế"
- 18-07-2016Cách mạng mới trên thị trường trái phiếu nhìn từ góc độ của Nga
- 02-07-2016Chứng khoán, trái phiếu, giá vàng, giá dầu tăng, chỉ có bảng giảm
Stephen Isaacs là chủ tịch ban đầu tư tại Alvine Capital London. Trước đây, ông từng nắm chức giám đốc phòng giao dịch tài sản mang lại thu nhập cố định (FI)* tại Credit Suisse. Isaacs tin rằng chính sách tài khóa tăng cường sẽ nhận lấy trọng trách của chính sách tiền tệ vốn phải chịu áp lực từ chủ nghĩa dân tuý tràn lan - nhóm đại diện cho quyền lợi của những người dân "bình thường" trong xã hội.
“Tôi cho rằng chính sách tiền tệ chỉ là một chú thiên nga gãy cánh và lợi suất trái phiếu như hiện nay rõ ràng không còn giá trị mà tiềm ẩn đầy rủi ro. Điều tôi muốn tập trung bây giờ đó chính là tiến hành giao dịch đặt cược vào chính sách tài khoá tái lạm phát". Isaacs trả lời tờ CNBC cho biết.
"Tôi sẽ bán tất cả số trái phiếu chính phủ của Ngân hàng Anh”.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, NHTW đã tập trung mua vào trái phiếu với số lượng lớn, đem lại lợi ích trực tiếp cho cho thị trường FI. Tuy nhiên, với sự nổi lên của chính sách tài khoá như một hiện tượng tại các quốc gia, tiêu biểu là Nhật Bản trong tuần trước hay lời gợi ý của Bộ trưởng tài chính Anh, trái phiếu sẽ được phòng ngừa rủi ro lạm phát như cổ phiếu và khi đó, lợi suất trái phiếu sẽ còn tăng mạnh hơn.
Ngân khố chính phủ Pháp ngày càng thâm hụt do tích cực mua vào chứng khoán và giải quyết hậu quả vài cuộc khủng bố. Anh quay sang thi hành các chính sách bồ câu sau khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra nhằm hy vọng kích thích lạm phát. Tại Mỹ, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong tuần qua vừa tuyên bố sẽ thi hành chính sách kích thích tài khóa hàng loạt và cắt giảm thuế mạnh tay nếu đắc cử trong cuộc đua lần này.
Cựu giám đốc giao dịch FI tại Credit Suisse tin rằng trái phiếu chính phủ sẽ bùng nổ trong vài tháng tới và lợi suất trái phiếu sẽ tăng mạnh do FI giảm giá bởi dư cung. Nhưng thật hổ thẹn, chương trình kích thích trị giá 60 tỷ bảng (78 tỷ USD) của Ngân hàng Anh vốn được cho là lá cờ đầu vừa qua đã phải đối mặt với một thất bại đáng xấu hổ khi mà trái chủ từ chối bán ra trái phiếu.
Quan điểm của Isaacs đã làm dấy lên một cuộc tranh luận nảy lửa trong những năm qua. Nhiều người theo dõi thị trường hoài nghi tại sao lợi suất trái phiếu có thể giảm thậm chí xuống dưới mức âm như vậy. Vào tháng 6/2013, Wells Capital Management, Citi và Societe Generale đều dự đoán lợi suất trái phiếu 10 năm sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên dự đoán này cùng với mối quan tâm để kích thích tốc độ tăng trưởng toàn cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng đã không được hiện thực hoá.
Bob Janjuah – chuyên viên tư vấn khách hàng độc lập cấp cao tại Nomura cho biết: “Quan điểm chống lại trái phiếu thì tôi cũng đã được nghe trong suốt 5 năm qua. Trái phiếu chính phủ Đức không thể xuống dưới mức 2%. Tôi sẽ không cho rằng điều đó sẽ xảy ra nhưng chúng ta có thể nhận một mức lợi suất âm 3%. Chúng ta đang ở trong một thế giới mà giới chức đang điều khiến mọi thứ”.
Trong tuần vừa qua, giới chức Trung Quốc vừa đưa ra một loạt số liệu trong đó tốc độ giảm giá hàng sản xuất đã bắt đầu chậm lại. Điều này tạo nên kỳ vọng rằng tình trạng dư thừa năng suất tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang giảm và lạm phát thấp sẽ đến hồi kết thúc.
Sau khi thông tin này được đưa ra, Bob Janjuah cho rằng chính sách nới lỏng tài khoá của Trung Quốc sẽ giảm trong ngắn hạn bởi chính phủ đã quá sợ phải tiêu tiền. “Cảm xúc ban đầu thì tốt nhưng thực tế nếu cứ tăng gấp bội các chính sách tài khoá thì sẽ rất tồi tệ”.
Tuy nhiên, Credit Suisse lại cho rằng chính sách tài khóa chỉ có thể tăng chứ không thể giảm. Trong một bản lưu ý tuần trước, một nhóm các nhà phân tích tại Credit Suisse gợi ý khách hàng của mình rằng nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải cắt giảm mọi lợi ích từ xu hướng chính sách tài khóa mở rộng xuống một nửa trong năm tới.
(*) Thu nhập cố định (FI) là một công cụ nợ có thu nhập cố định bao gồm trái phiếu thời hạn dài, các công cụ nợ ngắn hạn như thương phiếu, kỳ phiếu, công cụ nợ trung hạn và các loại công cụ nợ phát sinh từ chứng khoán hoá