MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi nước Mỹ hắt xì...

29-11-2016 - 09:15 AM | Tài chính quốc tế

Với Liên Minh Châu Âu, chiến thắng của Donald Trump chắc chắn là một tin xấu.

Những cuộc bầu cử sơ bộ rối ren cũng như những cuộc chạy đua tranh cử tổng thống gay gắt của nước Mỹ vốn không có nhiều ảnh hưởng tới châu Âu. Với cuộc bầu cử năm nay, liệu châu Âu có rút ra được bài học gì từ chiến thắng của tổng thống đắc cử Donald Trump?

Với những người châu Âu tin tưởng vào chủ nghĩa cá biệt của nước Mỹ, có lẽ, họ hầu như không rút ra bài học gì. Tuy nhiên với những người khác, chiến thắng của Trump chắc chắn là một hiện tượng độc đáo. Hơn thế nữa, cử tri đoàn là một tổ chức đặc biệt.

Tuy nhiên, với hầu hết các chính khách châu Âu, ảnh hưởng của cú sốc do cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gây ra càng thêm tồi tệ bởi những điểm chung rõ rệt giữa cuộc bầu cử của xứ cờ hoa với nền dân chủ của chính các quốc gia châu Âu.

Những nhà lãnh đạo lo lắng đã dịu giọng trong bức thư chúc mừng gửi tổng thống đắc cử Donald Trump với những lời lẽ nhắc nhở kín đáo về các giá trị xuyên Đại Tây Dương mà họ tin rằng đang đứng trước nhiều nguy cơ sau chiến thắng của vị tỷ phú.

Trong khi đó, những người châu Âu ủng hộ ông Trump từ Pháp, Ý tới Hungary lại giành nhiều lời tán dương cho ông. Ông Heinz-Christian Strache thuộc Đảng Tự do cực hữu của Áo đã gửi lời tới ông Trump trên Facebook của mình: “Cơ chế tách biệt và nhếch nhác đang từng bước chịu sự trừng phạt từ phía cử tri”.

Trong nhiều năm qua, những hồi chuông cảnh báo đã gióng lên từng hồi tại châu Âu. Giống như những gia đình không hạnh phúc trong các tác phẩm của Tolstoy, mỗi thảm hoạ đều rất khác nhau: khủng hoảng đồng euro đặt chủ nợ và người vay vào thế đối lập và phá tan khái niệm tinh thần đoàn kết; Brexit cho thấy Liên Minh Châu Âu EU có thể phát triển nhưng cũng có thể tan rã.

Sau nhiều chấn động trong những năm gần đây, dù không mấy ai lên kế hoạch cho một nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, nhưng rõ ràng nhiều người dân châu Âu ít nhất cũng đã chuẩn bị tinh thần cho chiến thắng của ông. Ở thời điểm hiện tại, ảnh hưởng từ chiến thắng của ông Trump tới EU là khá sâu sắc.

Ông Trump vốn luôn ngưỡng mộ tổng thống Nga Vladimir Putin; và ông cũng từng ám chỉ rằng ông có thể sẽ bỏ rơi các đồng minh NATO của Mỹ. Do đó, chiến thắng của ông đã đặt ra nhiều câu hỏi cấp thiết về vấn đề trật tự an ninh tại châu Âu. Việc suy giảm mức độ cam kết của Mỹ với NATO có thể sẽ phá huỷ bảo đảm hoà bình cho phép EU tiến hành dự án hợp nhất của mình.

Tuy nhiên, tính khí thất thường của ông Trump khiến những tác động địa chính trị dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông là khá khó đoán. Chiến thắng của ông đã phủ nhận nhiều ý tưởng tự do; và EU dường như đang ngày càng mất niềm tin vào khả năng bảo vệ những ý tưởng này của mình. Đây có thể sẽ là một đòn đánh bất ngờ vào lòng tự tin vốn đã suy yếu sau hàng loạt khủng hoảng của châu Âu.

Tuy vậy, nếu chiến thắng của ông Trump là một nguy cơ đối với EU, thì nguy cơ này sẽ xuất hiện trước tiên trong nền chính trị quốc gia. Ông Strache và những người đồng chí hướng có lẽ sẽ tìm thấy sự quyết tâm từ chiến thắng bất chấp kết quả thăm dò của ông Trump, người cũng chán ghét giới tinh hoa và mong muốn cống hiến cho quốc gia.

Và họ cũng có thể thu được nhiều lợi ích từ cuộc bầu cử, mặc dù hoàn toàn có khả năng đạt được trạng thái an toàn chính trị ngắn hạn sau sự kiện Anh rời EU vào tháng 6 vừa qua giúp đẩy mạnh sự ủng hộ giữa các thành viên EU. Một cuộc thử nghiệm sớm sẽ được tiến hành trong cuộc bầu cử tổng thống tại Áo vào ngày 4/12 sắp tới.

Dù vậy, dù là trong hay ngoài chính phủ, những người theo chủ nghĩa dân tuý vẫn có thể lôi kéo những chính trị gia khác ủng hộ họ. Thông qua buộc các nhóm chủ trương ôn hoà thay đổi quan điểm, chiến thắng của ông Trump có thể củng cố chủ nghĩa Euroscepticism (Nghi ngờ châu Âu) tại các nước như Pháp và Hà Lan, hai quốc gia sẽ tiến hành bầu cử vào năm sau.

Điều này ngược lại có thể cản trở sự vận hành của EU, nơi thoả hiệp là không thể thiếu để dung hoà hoạt động phức tạp của 28 nước thành viên. Trong EU, lựa chọn tránh né chính là biểu hiện của sự bế tắc và trì trệ. Nhiều nhân viên cao cấp của EU tại Brussels thường phàn nàn rằng họ chỉ là thế thân cho sự thất bại của các chính khách quốc gia.

Hiện tại, chiến thắng của ông Trump chỉ có tác dụng giúp phe ủng hộ châu Âu cam kết sâu hơn trong việc duy trì sự thống nhất. Kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, chính phủ các nước thành viên còn lại trong EU mới chỉ đang tiến hành các dự án cơ bản như triển khai lực lượng biên phòng EU và hợp tác quân sự với nỗ lực chứng minh rằng họ có thể tự hoàn thành mọi việc ngay cả khi không có Anh hay ô dù bảo hộ an ninh của Mỹ.

Tuy nhiên, tổn thất là khó tránh khỏi. Trước hết, giữa Anh và Mỹ luôn tồn tại Hiệp định Thương mại Xuyên Đại Tây Dương và Hiệp định Hợp tác Đầu tư (TTIP), một thoả thuận chưa được thông qua giữa EU và Mỹ do sự phản đối từ phía châu Âu cũng như những khác biệt giữa hai bên.

Người luôn phản đối thương mại, ông Trump, có lẽ sẽ không giải quyết vấn đề TTIP; nếu hiệp định này bị huỷ bỏ, hoặc rơi vào tình trạng đóng băng, thì hi vọng kiểm soát tiêu chuẩn thương mại toàn cầu của châu Âu hẳn sẽ khó trở thành sự thật.

Ông Trump đã tuyên bố rút khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu ký kết tại Paris vào năm ngoái, hiệp định được đánh giá là chiến công trong quan hệ ngoại giao đa phương của EU. Tồi tệ hơn cả là TTIP và vấn đề tái định cư người tị nạn Syria, hai vấn đề không hề được ông Trump quan tâm.

Dù vậy, nỗi lo sợ sâu sắc hơn của nhiều người châu Âu là hành trình dài hướng tới mục tiêu hợp nhất đang dần đổ bể. EU hiện không phải đối mặt với bờ vực sụp đổ dù là sau sự kiện Brexit. Tuy nhiên, thành công của ông Trump cho thấy sức mạnh tiềm năng từ những làn sóng phản đối các quy chuẩn tự do từ thương mại tới vấn đề dân nhập cư hay quyền con người.

Nếu điều này xảy ra tại châu Âu, thì EU sẽ phải tìm ra một nhóm mục tiêu nhằm tiến hành chuyển giao lợi ích chung, thay vì một nhóm gồm những quốc gia có tư tưởng giống nhau hướng tới một định mệnh giống nhau.

Những chấn động từ cơn động đất chính trị tại nước Mỹ đã lan tới châu Âu. Tuy nhiên, toà tháp châu Âu vốn đã lung lay từ trước đó.

Quỳnh Mai

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên