MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi về già, cố gắng đừng tham gia vào những việc này của con cái, nếu không muốn quan hệ trở nên xấu hổ

23-12-2023 - 10:10 AM | Sống

Một mối quan hệ tốt không bao giờ quá gần gũi, mà phải có sự độc lập đi cùng với sự kết nối.

Yang Fengchi, giáo sư tâm lý học tại Đại học Y Bắc Kinh (Trung Quốc), từng nói: “Giữa cha mẹ và con cái cần phải có khoảng cách vật chất cũng như khoảng cách tinh thần”.

Sống gần nhau quả thực có thể chăm sóc lẫn nhau, nhưng càng gần thì càng dễ phát sinh rắc rối, nhất là sau khi con cái kết hôn và có gia đình riêng, rắc rối lại nhân đôi. Và khi khoảng cách về tinh thần quá gần, con cái thường luôn muốn nương tựa vào cha mẹ, hoặc cha mẹ luôn đặt hy vọng quá cao vào con cái thì rất dễ xảy ra mâu thuẫn với nhau.

Cũng như trong một số vấn đề của con cái, tốt nhất người lớn tuổi đừng nên can thiệp, càng can dự thì mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình càng dễ biến chất.

1. Các vấn đề liên quan tới gia đình riêng của con

“Cốt lõi của một gia đình là mối quan hệ giữa vợ và chồng, sau đó là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được đặt lên trên mối quan hệ giữa vợ và chồng thì gia đình sẽ khó hạnh phúc."

Một số bậc cha mẹ luôn cho rằng dù con cái có kết hôn, lập gia đình riêng thì vẫn là con của họ, nên họ vẫn có quyền quyết định và thay đổi cuộc sống của con. Thực tế, luận về đúng sai, quan điểm này không có gì sai, nhưng một khi cha mẹ có suy nghĩ như vậy, mâu thuẫn giữa họ và con cái rất dễ nảy sinh.

Khi về già, cố gắng đừng tham gia vào những việc này của con cái, nếu không muốn quan hệ trở nên xấu hổ - Ảnh 1.

Tiểu Giai thường phàn nàn với bạn bè về một việc gia đình. Cụ thể, cô ấy và chồng đang sửa sang một ngôi nhà mới. Mẹ chồng cô ấy liên tục thay đổi bản vẽ thiết kế với danh nghĩa giúp giám sát công việc. Khi Tiểu Giai không muốn, mẹ chồng cô tự tin nói: "Mẹ sống từng này tuổi rồi, mẹ biết cách trang trí ngôi nhà mới phù hợp.”

Vì sự việc này, Tiểu Giai thường xuyên cãi nhau với chồng, nhưng mỗi lần chồng đề xuất ý kiến với mẹ, bà đều nói: “Mẹ là mẹ của con, chẳng lẽ mẹ sẽ làm việc gì không tốt cho con hay sao mà con lại chất vấn mẹ như thế?”

Nói đúng ra, vấn đề này không phải là chuyện lớn. Nhưng nếu trong một gia đình có quá nhiều tình huống tương tự xảy ra, dù không phải chuyện gì to tát cũng sẽ dễ khiến mọi người khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ gia đình.

Cha mẹ càng khôn ngoan thì càng biết cách giữ khoảng cách với gia đình nhỏ của con mình. Họ sẽ không can thiệp vào việc cá nhân của hai vợ chồng trẻ, hay tỏ thái độ ép buộc để tác động quyết định của các con, với tư cách là cha mẹ. Khi đến một độ tuổi nhất định, họ nên học cách buông tay để con mình tự phát triển một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của bản thân.

Khi về già, cố gắng đừng tham gia vào những việc này của con cái, nếu không muốn quan hệ trở nên xấu hổ - Ảnh 2.

2. Quan điểm hiện tại của con

Hiện nay, rất nhiều người trẻ đều có chung quan điểm: Sở dĩ người trẻ không muốn về nhà ăn Tết là vì sợ bị cằn nhằn.

Con người đều có lối sống riêng với những thói quen riêng. Trong mắt người của thế hệ trước, đó có thể là những thói quen không lành mạnh, nhưng đôi khi không phải muốn thay đổi mà được, mà nó thường xuất phát từ nhiều yếu tố. Chẳng hạn, gọi đồ ăn ngoài là một việc thường bị cha mẹ cằn nhằn. Tuy nhiên, sau 1 ngày làm việc căng thẳng, tối mịt với về đến nhà, nhiều người trẻ thực sự không có thời gian rảnh rỗi cũng như tâm trí, sức lực để tự nấu một bữa ăn ngon nữa. Họ cần nhanh chóng gọi đồ ăn ngoài để tranh thủ nghỉ ngơi.

Kể cả việc có kết hôn hay không cũng tương tự như vậy. Thế hệ trước luôn cho rằng, đến một độ tuổi nhất định thì nên kết hôn, nhưng giới trẻ ngày nay lại có những quan niệm riêng.

Khi ý kiến của cả hai không thể hòa giải và cha mẹ luôn muốn điều chỉnh thói quen, quan điểm sống của con, mâu thuẫn chắc chắn sẽ nổ ra, thậm chí con cái có thể không muốn về nhà. Đó là kết quả tồi tệ nhất mà không ai muốn.

Thực tế, cha mẹ không cần can thiệp vào thói quen và lựa chọn của con cái đã trưởng thành. Khi mọi người đến một độ tuổi nhất định, họ cần tự biết điều gì là tốt hơn cho mình, tự hiểu mình muốn gì và tự chịu hậu quả của việc đó.

Có thể sự lựa chọn của họ có những thiếu sót, nhưng chỉ khi họ tự mình vượt qua từng bước đường tương lai, họ mới ngày càng trưởng thành và cứng cáp.

Khi về già, cố gắng đừng tham gia vào những việc này của con cái, nếu không muốn quan hệ trở nên xấu hổ - Ảnh 3.

Lời kết

Một gia đình hạnh phúc chắc chắn sẽ cho phép mỗi thành viên có những quan điểm và thói quen khác nhau. Ngay cả khi có những khác biệt và không thể thống nhất được, họ vẫn có thể hiểu nhau và tìm kiếm điểm chung đồng thời bảo lưu những khác biệt.

Khi đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ nên tập trung vào bản thân, không nhất thiết phải xoay chuyển cả cuộc sống, tâm trí và sức lực cho con cái. Khi còn nhỏ, trẻ con luôn nương tựa vào cha mẹ và cảm thấy cha mẹ là tốt nhất trên đời. Nhưng một khi đã bắt đầu khôn lớn, trẻ sẽ có bạn bè riêng, quan hệ xã hội riêng và hệ thống tư duy riêng. Mặc dù cha mẹ rất quan trọng nhưng con trẻ bắt buộc phải dần dần rời xa vòng tay cha mẹ để bắt đầu học cách tự lập, tự lo cho cuộc sống của bản thân.

*Nguồn: Sohu

Phương Mộc

Phụ nữ số

Trở lên trên