Khoa học chứng minh: Chỉ ngửi thôi cũng béo là có thực
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không cần phải ăn mà việc ngửi thức ăn thôi cũng khiến bạn có nguy cơ "béo phì".
- 27-06-2017Khoa học chứng minh: Hạnh phúc hoàn toàn có thể "mua" được bằng cách luyện tập, nếu bạn biết 7 phương pháp này
- 16-06-2017Khoa học chứng minh: Đi bộ có thể giảm 50% nguy cơ tử vong do ung thư, đơn giản ai cũng có thể làm
- 29-05-2017Khoa học chứng minh: Người hay "cao su" lại dễ thành công và sống lâu hơn
- 24-05-2017Khoa học chứng minh: Vợ hay cằn nhằn chồng sẽ chết sớm
Bạn thường than trách rằng tại sao mình ăn ít vậy rồi mà vẫn không thể giảm cân, thậm chí bạn cảm thấy "hít khí trời" hay "hít thức ăn" thôi cũng béo...
Những tưởng đây chỉ là những câu nói vui vui, nhưng nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH California (Mỹ) đã chứng minh được rằng, chỉ cần bạn ngửi thức ăn thôi cũng đủ khiến bạn béo rồi.
Đây là kết quả được Giáo sư sinh học phân tử và tế bào - Andrew Dillin và đồng nghiệp đưa ra. Theo đó, các chuyên gia giải thích rằng, khứu giác giúp con người lựa chọn và đánh giá thực phẩm; cảm giác mùi sẽ tăng lên trước bữa ăn và có khuynh hướng giảm sau đó.
Tuy nhiên, vai trò sinh lý của của khứu giác đôi khi chưa được hiểu đầy đủ. Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên mô hình chuột khiếm khuyết khứu giác, xem xét sự cân bàng giữa tiêu thụ thực phẩm và tiêu hao năng lượng của chúng.
Trước đây, nhiều người cho rằng, chuột mất khứu giác không tăng cân do chúng ăn không nhiều. Nhưng sự thật là chuột bị mất khứu giác và chuột thường ăn nhiều như nhau.
Cụ thể, ở 2 cá thể chuột tiêu thụ cùng một chế độ ăn giàu chất béo như nhau, nhưng sau đó 1 cá thể sẽ được tác động làm mất khả năng khứu giác.
Trọng lượng của chuột từ đây cũng thay đổi, giảm đi khoảng 1/3 - đạt 25 - 33gr. Ngược lại, chuột có khứu giác lành lặn giữ nguyên cân nặng bình thường - 60gr. Điều đó cho thấy, việc không ngửi thấy mùi thức ăn sẽ không tăng cân, trong khi người ngửi thấy nhiều mùi thức ăn sẽ càng dễ béo phì.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng 1 virus có thể tiêu diệt nơron khứu giác ở 1 nhóm mô hình chuột thứ 2 - và thật không ngờ, kết quả tương tự như thử nghiệm đầu tiên.
Dillin cho rằng: "Đối với nhóm chuột này, chúng tôi đã xóa bỏ khả năng khứu giác của chúng trong khoảng 6 tháng và sau đó để các nơron thần kinh phát triển trở lại, và theo dõi quá trình trao đổi chất của chúng".
Giới chuyên gia nhận định, việc tiêu hao năng lượng tăng lên và sự tăng cường khả năng đốt cháy chất béo là hệ quả của hoạt động thần kinh giao cảm được thúc đẩy.
Hệ thống này giúp cơ thể kiểm soát phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" với các trường hợp được cho là nguy hiểm hay phản ứng với nhiệt độ khắc nghiệt.
Lúc này, cơ thể giải phóng adrenaline và kích hoạt "chương trình đốt cháy chất béo nâu". Theo chuyên gia, việc mất khả năng ngửi đã làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm , nên vô hình chung đốt cháy chất béo nâu nhanh hơn, biến chất béo trắng thành chất béo nâu.
Về mặt tiêu cực, sự mất đi khả năng khứu giác đi kèm với sự gia tăng lượng hormone adrenaline - hormone thể hiện sự căng thẳng gắn liền với hệ thần kinh giao cảm. Ở người, sự gia tăng bền vững của hormone này có thể dẫn tới cơn đau tim.
Nghiên cứu mới được công bố trong tạp chí Cell Metabolism.
Nguồn: ScienceDaily
Trí thức trẻ