Khoa học tìm ra có những người sinh ra để thành công, thế nhưng đừng lo vì luôn có cách thay đổi tình hình
Não bộ của một số người thành công hơn người có khả năng cho họ động lực cao hơn để hoàn thành nhiều điều, mặc dù vậy nếu biết kiểm soát bản thân bạn cũng có thể đạt được nó.
- 24-12-2017Dành cả tuổi thanh xuân để làm việc quần quật, tôi vẫn chưa thực sự thành công cho đến khi tự đặt ra 3 câu hỏi này
- 24-12-2017Tự tin khẳng định: “Tôi thành công rồi, không cần may mắn. Tôi không cần chứng minh sản phẩm vì sản xuất không đủ bán” nhưng startup này ra về tay trắng
- 22-12-2017Chuyện "Nằm mơ giữa ban ngày" và bài học ý nghĩa: Muốn thành công thì đừng ngại khó
Tình cảnh rất nhiều người gặp phải, buổi sáng chúng ta tới văn phòng nhìn vào danh sách làm việc trống. Thay vì tập trung vào làm việc, chúng ta vướng phải vô vàn những hoạt động khác như kiểm tra email, xem mạng xã hội, pha nước hay phát hiện ra chiếc cốc hôm qua quên chưa rửa.
Và rồi ta rửa cốc, nhận ra đống giấy tờ bừa bộn trên bàn, lại tốn thời gian dọn dẹp những thứ ấy. Cứ thế, tới lúc chúng ta bắt đầu vào làm việc thật sự, vài tiếng đồng hồ đã trôi qua vô ích.
Đồng nghiệp thì khoe khoang về những gì họ làm được trong buổi sáng, những gì họ làm được nhiều hơn rất nhiều so với một người bình thường có thể làm trong cả ngày, nhiều khi việc người khác làm một ngày ta phải mất cả tuần mới hoàn thiện được.
Vậy, vấn đề ở đây là gì? Liệu có phải bản thân mình quá lười biếng, hay những đồng nghiệp của ta là siêu nhân, hay có thứ gì mờ ám khác ở đằng sau câu chuyện này?
Có những người sinh ra để thành công
Khoa học đã tìm ra trong não bộ của một số người, đặc biệt là những người thành công, họ có khả năng sản sinh ra động lực giúp bản thân làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Phần đặc biệt này giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung và luôn thôi thúc bản thân làm việc thật sự.
Và quan trọng nhất trong sự thôi thúc này là một thứ với tên gọi dopamine.
Dopamine là một hợp chất thần kinh chuyển thông tin từ một nơ-tron này tới một nơ-tron khác. Khi dopamine thoát khỏi nơ-tron đầu tiên, nó bắt đầu trôi không định lượng trong khoảng không não bộ, trong hành trình ấy, nó gặp phải những rào cản đẩy nó khỏi chặng đường ban đầu.
Tiến sĩ John Salamone thuộc trường Đại học Connecticut cho rằng: "Dopamine giúp tạo nên những lộ trình tư duy của con người. Ví dụ như bạn đang nằm nhà và nghĩ rằng mình nên tập thể dục chẳng hạn, dopamine sẽ là thứ biến ý nghĩ đó thành sự thật".
Mặc dù vậy, mọi thứ không đơn giản như thế, bạn nhớ về những rào cản bên trên chứ? Dopamine gặp phải rất nhiều rào cản trong quá trình của nó, nó xuất phát trước khi bản thân nhận được phần thưởng từ hành động, thế nên nhiều khi chúng ta chẳng có động lực làm mặc dù đã rất quyết tâm.
Kiểm soát dopamine thế nào để có động lực làm nhiều hơn?
Đầu tiên, trước khi làm bất kì việc gì bạn nên xác định 3 rào cản chính khiến bạn không thể làm được nó. Giả sử như đi tập gym, bạn sợ mình sẽ thiếu nước khi tập, sợ bài tập khó khăn hay không đủ tiền đi tập... giải quyết những rào cản này sẽ giúp bạn có được lộ trình thực hiện công việc dễ dàng hơn.
Hạn chế đừng để bản thân rơi vào lối suy nghĩ "mình phải làm", hãy để mọi thứ thoải mái và nghĩ rằng công việc bạn có dự định làm là do lựa chọn, do nhu cầu cá nhân để nó không trở thành gánh nặng.
Hãy luôn thống kê những gì mình đã làm và có phần thưởng xứng đáng
Giống với việc chống lười biếng, kiểm soát dopamine và duy trì nó cần phải được thực hiện trên những hành động nhỏ, có phần thưởng xứng đáng để khích lệ bản thân. Nhiều khi một cái đích lớn được xây dựng từ nhiều đích nhỏ, hoàn thành những thứ nhỏ trước, nhận thưởng và rồi tiếp tục sang thứ tiếp theo.
Hãy làm một việc một lúc mà thôi
Quên đa nhiệm đi, tập trung làm một thứ vào một lúc. Không những nó giúp bạn tránh được tình trạng kiệt quệ năng lượng, kiệt sức trong quá trình làm việc. Và có nhiều năng lượng, đồng nghĩa với việc bạn làm được nhiều hơn. Một khi mọi thứ bạn làm đều hiệu quả, dopamine sẽ xuất hiện để giúp bạn làm được nhiều hơn nữa.
Mở rộng giới hạn bản thân
Khi chúng ta làm thứ gì đó lớn hơn dự định, giả sử chỉ định chạy 30 phút nhưng chạy được tới 1 giờ đồng hồ, dopamine sẽ báo hiệu rằng đó là hành động tốt và ta cần phát huy nó. Chính vì thế, hãy đặt mục tiêu nhỏ thôi nhưng luôn cố gắng hết mình để phá được kỉ lục do chính mình thành lập.
Đừng ngại khi mọi thứ không theo ý muốn
Dopamine xuất hiện, bạn có nỗ lực để làm nhiều điều, thế nhưng những điều bạn làm lại không theo ý muốn bản thân. Đừng lo, ai cũng vậy, đó chính là những bài học để bạn cải thiện bản thân mình sau này.
Trí thức trẻ