“Khoảng 20% số nhà sản xuất ở Trung Quốc muốn rời khỏi đó nhưng không phải ai cũng tới Việt Nam”
Thời gian qua có nhiều thông tin về sự dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc và Việt Nam có nhiều cơ hội đón sự dịch chuyển này. Tuy nhiên, không phải nhà sản xuất nào muố...
- 21-11-2020Dự án đội vốn, chậm tiến độ truy trách nhiệm như thế nào?
- 21-11-2020Xử lý tấm thu năng lượng mặt trời hết hạn: Biến rác thải thành… “tiền”
- 21-11-2020Cần mô hình chia sẻ cơ sở hạ tầng của cảng khí LNG
Ý kiến trên của ông Don Lâm, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc VinaCapital, đưa ra tại Diễn đàn Vietnam CEO Forum 2020 với chủ đề "Chuỗi giá trị toàn cầu: Dòng chảy mới - Cá có hóa rồng?" diễn ra vào chiều 19/11 tại TPHCM.
Nói về việc các nhà đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc, ông Don Lâm cho biết khoảng 20% số nhà sản xuất có mặt tại Trung Quốc muốn rời khỏi nước này do Covid-19 và chiến tranh thương mại, nhưng "không phải ai cũng tới Việt Nam".
Indonesia có lợi thế không nhỏ trong Đông Nam Á
Kết quả nhiều cuộc khảo sát trong thời gian gần đây cũng cho thấy, nếu các nhà máy sản xuất chuyển ra khỏi Trung Quốc thì họ sẽ nghĩ đến Đông Nam Á, Mexico (vì gần Bắc Mỹ hơn).
Nếu xét trên phương diện ở Đông Nam Á, ông Don Lâm cho rằng, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng bị cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về chính sách thu hút đầu tư, thị trường, giá đất công nghiệp, nguồn lao động... mà trong đó Indonesia có lợi thế không nhỏ.
Dù vậy các chuyên gia dự báo thời gian tới, các nhà đầu tư ngoại tiếp tục chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, các doanh nghiệp cần có năng lực và thực lực thực tế để nắm bắt được cơ hội. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải nâng cao năng lực để hội nhập.
Ông Don Lâm, đồng sáng lập kiêm Tổng Giám đốc VinaCapital.
Theo ông Don Lâm, những công ty đa quốc gia thường có những yêu cầu theo chuẩn quốc tế khi đầu tư và hợp tác kinh doanh. Và đây có thể sẽ là yêu cầu khó khăn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhưng nếu không vượt qua thách thức này thì doanh nghiệp Việt khó chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu. "Các doanh nghiệp nên tập trung phát triển ngành cốt lõi chuyên môn của mình, tập trung đầu tư phát triển nó một cách chuyên sâu, không chuyển sang những ngành nghề, lĩnh vực khác sẽ dẫn đến bị phân bổ nguồn lực", ông Don Lâm khuyên.
Lãnh đạo VinaCapital cho rằng doanh nghiệp sản xuất nên tập trung vào năng lực cốt lõi, ngành nghề, lĩnh vực của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và khi đã có thực lực mạnh thì mới nắm bắt được cơ hội kinh doanh trong vận hội mới như hiện nay. "Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp chỉ cần làm thật tốt một linh kiện, một mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm đã là thành công", ông Don Lâm nói.
Đánh giá của chuyên gia: Việt Nam là lựa chọn hàng đầu
Xu hướng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài sang Việt Nam đã và đang được đề cập nhiều trong thời gian gần đây.
Lý giải về làn sóng đầu tư đang đổ vào Việt Nam, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C, trong một hội thảo hồi tháng 10, đánh giá cao cơ hội đón sự dịch chuyển đầu tư của Việt Nam. Ông cho rằng nhiều doanh nghiệp quốc tế chọn Việt Nam vì ngoài khống chế được Covid-19, sự ổn định chính trị xã hội là ưu điểm, trong lúc cả Thái Lan và Ấn Độ vẫn còn bất ổn.
"Thứ hai là yếu tố con người. Việt Nam có dân số lớn, chăm chỉ và nhìn chung trung thành với doanh nghiệp. Tiềm năng của thế hệ trẻ khá lớn khi tham gia thị trường lao động. Đây là lợi thế các quốc gia khác không có", ông này nói.
Ông Ooi Kim Huat, Phó chủ tịch Sản xuất và Vận hành kiêm Tổng giám đốc Intel Products Việt Nam cũng lý giải, các công ty hoạt động ở Trung Quốc do đối mặt với tính bất định của thương chiến Mỹ - Trung nên muốn tìm nơi sản xuất khác.
Các tiêu chí của họ là điều kiện nguồn lực sản xuất, chính sách của chính phủ hướng đến đầu tư và thu hút đầu tư, cùng hạ tầng xã hội. Nếu liệt kê ra có các nước hấp dẫn như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia.
"Trong đó, Việt Nam nổi bật là cách thức kiểm soát dịch bệnh tốt", ông nói và cho biết bản thân đánh giá Việt Nam cao nhất vì các yếu tố nhân lực, kiểm soát dịch bệnh, mở lại nền kinh tế và đã mở lại một số đường bay quốc tế.
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, thì cho rằng, không một công ty đa quốc gia hay công ty Mỹ nào muốn rời Trung Quốc, dù là do thương chiến hay Covid-19. Theo ông, các công ty đa quốc gia chỉ mở rộng ngoài Trung Quốc để tránh thuế Mỹ. Mục đích của những doanh nghiệp mở rộng thêm địa điểm sản xuất ngoài Trung Quốc là để phục vụ các thị trường ngoài Mỹ. Vị chuyên gia đánh giá, những khoản đầu tư mới sẽ đi tìm các địa điểm như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar hay Mexico...Trong đó, Việt Nam sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Theo Trí Thức Trẻ