Chủ đạo là bán, nhưng khối ngoại vẫn mua ròng cổ phiếu nào trong giai đoạn thị trường “lao dốc” đầu quý 2 tới nay?
Thống kê từ 9/4 tới 5/7, nếu loại trừ những giao dịch thỏa thuận đột biến tại Vinhomes và Yeah1, khối ngoại đã bán ròng 6.500 tỷ thay vì mua ròng 24.000 tỷ đồng.
- 05-07-2018Khối ngoại không ngừng “xả hàng”, Vn-Index mất mốc 900 điểm trong phiên 5/7
- 05-07-2018VCBS: Khối ngoại sẽ mất 3-6 tháng cơ cấu danh mục trước khi giải ngân trở lại
- 27-06-2018Khối ngoại bất ngờ chi hơn 2.300 tỷ đồng mua thỏa thuận cổ phiếu Yeah1 (YEG)
Sau giai đoạn thăng hoa quý 1 với mức tăng hơn 21% và trở thành thị trường tăng trưởng mạnh nhất thế giới, chứng khoán Việt Nam đã rơi vào nhịp điều chỉnh khá mạnh từ đầu quý 2.
Tính từ khi tạo đỉnh trong phiên 9/4 với 1.204 điểm tới nay, chỉ số Vn-Index đã "bay hơi" hơn 300 điểm, tương ứng mức điều chỉnh 25% và trở thành thị trường có diễn biến tệ nhất Thế giới trong cùng giai đoạn.
Việc TTCK Việt Nam tăng sốc giảm sâu trong thời gian qua có nguyên nhân không nhỏ tới từ giao dịch của khối ngoại. Thống kê từ 9/4 tới 5/7 cho biết khối ngoại đã mua ròng 23.960 tỷ đồng trên HoSE. Tuy vậy, trong giai đoạn này thị trường xuất hiện một số thỏa thuận đột biến tới từ Vinhomes và Yeah1. Nếu loại trừ những thương vụ này thì thực chất khối ngoại đã bán ròng khoảng 6.500 tỷ đồng trên HoSE.
Giá trị bán ròng của khối ngoại lên tới 6.500 tỷ đồng là con số không hề nhỏ và điều này đã mang đến tác động không tốt với TTCK Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia, áp lực bán ròng của khối ngoại đến từ việc họ bắt đầu chốt lãi khi thị trường tăng nóng. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ việc khối ngoại cơ cấu danh mục nhằm chuẩn bị tiền cho các thương vụ niêm yết lớn như Vinhomes, Techcombank…
Ngoài ra, những lo ngại về chiến tranh thương mại, FED đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất cũng khiến dòng vốn rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi, cận biên trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Vn-Index giảm sâu sau khi tạo đỉnh 1.204 điểm vào phiên 9/4
Những cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ 9/4 tới 5/7 có thể kể tới VIC (7.500 tỷ đồng), TCB (1.700 tỷ đồng), VJC (1.365 tỷ đồng), VRE (650 tỷ đồng), HPG (528 tỷ đồng), MSN (547 tỷ đồng), KBC (370 tỷ đồng), BID (290 tỷ đồng), HSG (245 tỷ đồng), CII (204 tỷ đồng).
Trong đó, hầu hết các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng đều giảm rất sâu, ngoại trừ VIC vẫn không có nhiều thay đổi và đây là một trong những cổ phiếu tích cực nhất thị trường trong giai đoạn khối ngoại "xả hàng" mạnh vừa qua.
Top cổ phiếu khối ngoại mua/bán ròng từ 9/4 - 5/7
Ngược lại, vẫn có nhiều cổ phiếu được khối ngoại tập trung mua ròng mạnh trong giai đoạn điều chỉnh từ 9/4 – 5/7 như VHM (mua ròng 27.165 tỷ đồng), NVL (mua ròng 2.793 tỷ đồng), YEG (mua ròng 2.410 tỷ đồng), VIS (1.139 tỷ đồng), HDB (mua ròng 746 tỷ đồng)…
Tuy vậy, phần lớn các thương vụ mua ròng này phần lớn được thực hiện qua các giao dịch thỏa thuận và chỉ có một số ít các thương vụ được khối ngoại tập trung mua khớp lệnh như HDB, SSI, VNM hay chứng chỉ quỹ E1VFVN30.
Động thái mua ròng tại VIS, BMP, VNM chủ yếu đến từ cổ đông chiến lược tại các doanh nghiệp này mua vào.