Không cần phải có IQ cao, đây là kỹ năng sẽ giúp bạn thăng chức nhanh nhất
Nhiều người cho rằng người được thăng chức là những kẻ khôn lanh. Bạn có thể làm việc chăm chỉ và làm việc tốt, nhưng nếu bạn không xây dựng sự tin tưởng với đồng nghiệp thì bạn sẽ chỉ là con ong làm việc chăm chỉ trong suốt sự nghiệp của mình.
- 07-04-2017Phân vân trước lời đề nghị thăng chức, đây là những việc bạn cần làm để không phải hối tiếc
- 28-02-2017Chuyện bầy chó săn và cục xương: Nếu năng lực chỉ có vậy thì đừng mơ được tăng lương thăng chức, hãy chấp nhận làm nhân viên quèn đi!
- 30-06-2016Đừng mặc quần ngố đi làm trừ khi bạn không muốn được thăng chức
Khi vị trí của bạn trong công ty càng cao, các kỹ năng kỹ thuật bắt đầu trở nên ít quan trọng hơn, thay vào đó, mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên cực kỳ cần thiết. Đây là lý do các nhà tuyển dụng ngày nay luôn tìm kiếm trong ứng cử viên các kỹ năng mềm cụ thể bên cạnh những khả năng chuyên môn và sự nhanh nhạy.
Trong năm 2011, Career Builder đã khảo sát hơn 2.600 nhà quản lý tuyển dụng và các chuyên gia về nhân sự về chủ đề này. Họ nhận thấy rằng, 71% người trả lời thích trí thông minh về giao tiếp hơn IQ khi thuê nhân viên mới. Và 75% nói rằng, họ có xu hướng thăng chức một nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao mặc dù chỉ số IQ tương đối thấp so với những người còn lại.
Vì vậy, để đạt được thành công trong sự nghiệp, bạn cần học cách quản lý cảm xúc dưới áp lực, cũng như lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với đồng nghiệp. Nếu xung đột phát sinh, điều quan trọng là phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của bạn và vẫn cởi mở với phản hồi khi bạn giải quyết vấn đề. Làm như vậy, bạn sẽ không chỉ nhận được sự tôn trọng của người khác mà còn mở ra bước đột phá nghề nghiệp tiếp theo của bạn.
Bên cạnh đó, bạn nên đặt chân thành, thật thà là tiêu chí hàng đầu. Sự chân thành, thật thà luôn được đánh giá cao, nhất là trong công việc. Bởi đức tính đó sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng từ mọi người, xây dựng uy tín cho bản thân bạn trong mắt sếp, đồng nghiệp. Không những thế, hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Đã làm chung với nhau một văn phòng, một tập thể thì việc hỗ trợ nhau là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là với những nhân viên mới bước vào công ty. Do đó, một khi bạn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ cần thì họ cũng không ngần ngại hỗ trợ bạn khi bạn gặp rắc rối. Cuối cùng, hãy ứng xử tinh tế, lịch sự với tất cả đồng nghiệp. Văn hóa ứng xử chốn công sở luôn được đề cao, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ đồng nghiệp cũng như hiệu quả công việc. Dù bạn là ai trong công ty, là sếp hay nhân viên, là người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, làm việc lâu năm hay vừa chân ướt chân ráo vào công ty thì bạn cũng nên học cách cư xử lịch sự, tinh tế, nhã nhặn với tất cả mọi người.
Reader