MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không chỉ khuấy đảo TTCK Mỹ, đội quân nhà đầu tư 'gà mờ' còn càn quét khắp châu Á và châu Âu đua nhau bắt đáy cổ phiếu

28-06-2020 - 09:28 AM | Tài chính quốc tế

Tương tự như câu chuyện tại Mỹ, buồn chán khi phải ở trong nhà vì đại dịch, nhiều người đã tìm cách sử dụng ứng dụng đầu tư Robinhood, các TTCK từ Ấn Độ cho đến Thái Lan đều ghi nhận sự hiện diện lớn của những nhà đầu tư "gà mờ", bất chấp bối cảnh tiêu cực của nền kinh tế.

Khi đại dịch khiến cổ phiếu lao dốc mạnh, bạn không cần phải là một nhà đầu tư chuyên nghiệp để nhận thấy rằng đó chính là cơ hội mua vào. Trên thực tế, điều này còn thuận lợi hơn nếu bạn không phải là một nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm.

Đà tăng "không thể bỏ lỡ" của các TTCK khắp châu Á đang thúc đẩy sự quan tâm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong khu vực, điều này cũng cho thấy tâm lý hứng khởi của họ trên toàn thế giới. Hàng triệu nhà đầu tư mới, chưa từng mở tài khoản giao dịch đã ồ ạt rót tiền vào thị trường trong thời gian gần đây. 

Tương tự như câu chuyện tại Mỹ, buồn chán khi phải ở trong nhà vì đại dịch, nhiều người đã tìm cách sử dụng ứng dụng đầu tư Robinhood, các TTCK từ Ấn Độ cho đến Thái Lan đều ghi nhận sự hiện diện lớn của những nhà đầu tư "gà mờ", bất chấp bối cảnh tiêu cực của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng khiến các chuyên gia băn khoăn rằng liệu điều gì sẽ xảy ra nếu những nhà đầu tư này biến mất khỏi thị trường?

Catherine Yeung – giám đốc đầu tư của Fidelity International, nhận định: "Nếu tất cả đều tìm đến những mã cổ phiếu giống nhau và điều gì đó xảy ra, thì những cái tên đó có thể sẽ bị bán tháo rất mạnh. Tôi cho rằng chúng ta cần cảnh giác rằng tâm lý thị trường đã quá tự tin ở thời điểm này."

Tại Nhật Bản, chỉ số Tokyo Stock Exchange Mothers – theo dõi nhiều start-up công nghệ niêm yết, đã tăng vọt khi đại dịch bùng phát, xu hướng bắt đáy hầu hết các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã diễn ra. Cổ phiếu của toàn bộ 320 trừ 7 công ty thuộc chỉ số này đều tăng điểm kể từ đầu tháng 4, từ công ty sản xuất vắc-xin Agnes Inc. tăng tới 235% cho đến Precision System Science Co. – đang phát triển công nghệ xét nghiệm virus, đã tăng vọt hơn 480%.

Không chỉ khuấy đảo TTCK Mỹ, đội quân nhà đầu tư gà mờ còn càn quét khắp châu Á và châu Âu đua nhau bắt đáy cổ phiếu - Ảnh 1.

Diễn biến của chỉ số Tokyo Stock Exchange Mothers trong năm nay vượt trội hơn Topix.

Naoki Murakami – một day-trader lâu năm đến từ Nhật Bản, chia sẻ: "Nếu có một thông tin xuất hiện trên TV về việc các cổ phiếu ảnh hưởng bởi đại dịch tăng giá, thì họ có thể mua vào trong ngày hôm sau và kiếm được lợi nhuận." Anh lấy ví dụ về những khoản "cá cược" đơn giản của nhà đầu tư nhỏ lẻ đối với các cổ phiếu từ AnGes hay Fujifilm Holdings Corp.

Tại Mỹ, Robinhood và một chủ đề trên diễn đàn Reddit có tên r/wallstreetbets đã trở thành những yếu tố chi phối thị trường, tạo đà tăng cho mọi thứ từ cổ phiếu của các công ty đã phá sản như Hertz Global Holdings Inc. cho đến những start-up không lợi nhuận như nhà sản xuất xe tải Nikola. Xu hướng đầu tư tương tự cũng lặp lại ở châu Âu, khi các công ty môi giới ở Đức, Anh và Pháp đều ghi nhận số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ gia tăng, được thúc đẩy bởi tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội).

Tại Singapore, nhà đầu tư nhỏ lẻ đã "kéo" TTCK nước này ra khỏi thị trường "con gấu". Theo Aik Hong Ng – phó giám đốc Phillip Investor Centre, người dân đều ở trong nhà và không có gì để làm, một số đang gia tăng các khoản vay và đòn bẩy để mua thêm cổ phiếu.

Clarie Kwa – CMO của quỹ quản lý tài sản 360F tại Singapore, cho hay: "Hầu hết các biện pháp tránh dịch trên toàn cầu đều thay đổi thói quen sử dụng công nghệ số của người dân trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Không lo nghĩ về cuộc sống bình thường, họ không còn chần chừ và mở tài khoản đầu tư, một phần được thúc đẩy bởi nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội mua vào với mức giá thấp."

Tại Philippines, AAA Southeast Equities Inc. đã chứng kiến số lượng tài khoản môi giới mới mở mỗi tháng kể từ tháng 3 tăng gấp đôi hoặc gấp 3. Trong khi đó, Ấn Độ cũng ghi nhận tới 1,8 triệu tài khoản mới được ở kể từ tháng 3, còn người dân Hàn Quốc cũng đổ tiền vào các tài khoản để đầu tư.

Là nền kinh tế phát triển đầu tiên áp dụng chính sách lãi suất 0 và động thái mua tài sản của NHTW, Nhật Bản có thể là thị trường mang đến bài học kinh nghiệm hữu ích. Chịu ảnh hưởng bởi vụ bong bóng vỡ tung, trong nhiều năm, nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Nhật Bản đã né tránh việc đầu tư vào TTCK. Tuy nhiên, sau 2 thập kỷ, nhóm này đã mở hơn 820.000 tài khoản môi giới trực tuyến từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Không chỉ khuấy đảo TTCK Mỹ, đội quân nhà đầu tư gà mờ còn càn quét khắp châu Á và châu Âu đua nhau bắt đáy cổ phiếu - Ảnh 2.

Số tài khoản môi giới online tại Nhật Bản tăng mạnh trong thời gian đại dịch bùng phát.

Một phụ nữ nội trợ 35 tuổi tại Nhật Bản – từ lâu đã theo dõi chồng và bố mẹ đầu tư cổ phiếu, chưa từng tìm thấy thời điểm thích hợp để tự đầu tư. Chia sẻ trên Twitter, tài khoản @kabukonosekai, cho biết: "Tôi không có nhiều kinh nghiệm, nhưng nhận thấy cơ hội khi giá cổ phiếu đi xuống và bắt đầu mua vào." Chị nói rằng chiến lược của mình là bắt đáy các công ty lớn và dự định sẽ nắm giữ lâu dài.

Trong một cuộc khảo sát với nhà đầu tư nhỏ lẻ được thực hiện bởi Monex Group, chỉ 17% cho biết đà sụt giảm của thị trường là yếu tố khiến họ bán ra các tài sản rủi ro và chuyển thành tiền mặt, trong khi dó 37% nói rằng họ đã "chớp" cơ hội để tăng lượng nắm giữ.

Liệu có ai không vui mừng khi thị trường tăng giá bất chấp những thông tin tiêu cực? Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu những nhà đầu tư này có rút tiền và chờ đợi cơ hội bắt đáy tiếp theo, hay tìm kiếm những cách thức mới để thành công?

Không chỉ khuấy đảo TTCK Mỹ, đội quân nhà đầu tư gà mờ còn càn quét khắp châu Á và châu Âu đua nhau bắt đáy cổ phiếu - Ảnh 3.

Khối lượng giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Nhật Bản tăng mạnh sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.

Số tài khoản đầu tư tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 3 và tháng 4 cũng trùng với thời điểm quốc gia này áp dụng biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, con số ở tháng 5 đã chững lại. Trung Quốc cũng ghi nhận sự hiện diện đáng kể của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi sự bùng nổ của giá cổ phiếu trong thời gian phong tỏa thậm chí còn không tích cực bằng thời gian gần đây.

Tại Nhật Bản – nơi số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ thấp hơn, khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng mạnh trong thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp và điều đáng ngạc nhiên là đà tăng vẫn được duy trì khi người lao động trở lại làm việc.

Nhà đầu tư "lão làng" Mark Mobius, đồng sáng lập Mobius Capital Partners, nhận định: "Thật kỳ lạ, nhiều trong số hầu hết nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có quan điểm nắm giữ dài hạn và có thể rằng họ sẽ tiếp tục đầu tư, tính toán về lợi nhuận lâu dài."

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên