MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không chỉ tranh cúp, các CLB bóng đá còn tranh hạng nhất về doanh thu: Đội nào có một yếu tố này càng "cá kiếm" khủng

20-10-2023 - 11:11 AM | Lifestyle

Không chỉ tranh cúp, các CLB bóng đá còn tranh hạng nhất về doanh thu: Đội nào có một yếu tố này càng "cá kiếm" khủng

Những bộ óc kinh doanh đằng sau môn thể thao phổ biến nhất thế giới đã thành thạo nghệ thuật biến tình yêu của người hâm mộ thành công việc thu lời.

Với lượng người hâm mộ toàn cầu lên tới khoảng 4 tỷ người, không có gì ngạc nhiên khi môn thể thao vua chứng kiến sự tăng trưởng thương mại theo cấp số nhân trong 2 thập kỷ qua.

Từ Manchester United, Barcelona đến Inter Miami và Angek City, những câu lạc bộ này không chỉ cạnh tranh để giành cúp vô địch mà còn tranh giành vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng doanh thu, thông qua nhiều nguồn thu nhập.

Doanh thu ngày thi đấu

Doanh thu từ ngày thi đấu là nguồn sống của bất kỳ câu lạc bộ bóng đá nào. Cuộc khảo sát từ năm 1992 về mặt kinh doanh của các câu lạc bộ bóng đá ở châu Âu cho thấy thu nhập từ ngày thi đấu trung bình chiếm 43% tổng doanh thu. Ngày nay, con số đó còn cao hơn đáng kể.

Bầu không khí sôi động của sân vận động và giá trị giải trí trong các trận đấu là những thành phần thiết yếu góp phần vào doanh thu của ngày thi đấu.

Rõ ràng, câu lạc bộ càng nổi tiếng thì họ càng kiếm được nhiều tiền vào những ngày ra sân. Các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu ở châu Âu ít nhiều đã trở thành trung tâm du lịch, thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới.

Không chỉ tranh cúp, các CLB bóng đá còn tranh hạng nhất về doanh thu: Đội nào có một yếu tố này càng "cá kiếm" khủng - Ảnh 1.

Câu lạc bộ bóng đá càng nổi tiếng thì càng kiếm được nhiều tiền trong ngày thi đấu. Ảnh: ESPN.

Song số tiền được tạo ra từ doanh thu của ngày thi đấu không chỉ phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của câu lạc bộ, mà còn phụ thuộc vào quy mô của sân vận động và số trận đấu trong một mùa giải. Do đó, các câu lạc bộ hàng đầu có thể kiếm bộn tiền chỉ sau một trận.

Doanh thu từ các ngày đấu là khác nhau. Ví dụ ở Giải Ngoại hạng Anh, doanh thu trung bình trong ngày thi đấu của 6 câu lạc bộ hàng đầu là hơn 3,6 triệu USD (khoảng 88,4 tỷ đồng). Đáng chú ý, Manchester United đứng đầu bảng xếp hạng về mức trung bình cao nhất với 5 triệu USD (tương đương 112,8 tỷ đồng) mỗi trận.

Trong thời gian diễn ra dịch Covid-19, riêng các câu lạc bộ bóng đá ở Giải Vô địch Anh đã ghi nhận khoản lỗ đáng kinh ngạc với tổng cộng 1 tỷ USD (tương đương 24.560 tỷ đồng). Phần lớn khoản lỗ này được cho là do mất doanh thu ngày thi đấu, vì các trận không có khán giả trong hơn 18 tháng vào năm 2020 và 2021.

Doanh thu thương mại

Hệ thống phân cấp kinh doanh trong các câu lạc bộ bóng đá hiểu được sức mạnh của sự hấp dẫn toàn cầu của họ. Để tận dụng điều này, họ biến những cầu thủ ngôi sao của mình thành những ngôi sao toàn cầu. Việc bán các mặt hàng có hình ảnh cầu thủ nổi tiếng, từ áo thi đấu đến áp phích… tại cửa hàng lớn (thuộc sở hữu của câu lạc bộ) là một nguồn doanh thu đáng kể.

Các câu lạc bộ bóng đá hiểu được mối liên hệ tình cảm mà người hâm mộ có với câu lạc bộ và họ kiếm tiền từ điều đó. Sau khi siêu sao Lionel Messi ký hợp đồng với Inter Miami (thuộc sở hữu của cựu cầu thủ David Beckham) vào mùa hè 2023, câu lạc bộ này đã chứng kiến thành công chưa từng có.

Không chỉ tranh cúp, các CLB bóng đá còn tranh hạng nhất về doanh thu: Đội nào có một yếu tố này càng "cá kiếm" khủng - Ảnh 2.

Inter Miami đi từ một tổ chức hạng hai trở thành gã khổng lồ tài chính trong giải đấu, doanh số bán hàng hoá đã tăng vọt một cách đáng kinh ngạc 700%. Ảnh: Goal.

Các hợp đồng tài trợ là phần lớn nhất trong doanh thu thương mại của câu lạc bộ. Những thoả thuận này không chỉ cung cấp sự hỗ trợ tài chính mà còn mang lại giá trị trên toàn cầu thông qua tài trợ trang phục thi đấu, quyền đặt tên sân vận động và các phương tiện khác.

Các câu lạc bộ bóng đá thường ký kết thoả thuận với các công ty, từ các thương hiệu đồ thể thao như adidas và Nike cho đến các tập đoàn hàng đầu như hãng hàng không Emirates Airways, dịch vụ âm nhạc kỹ thuật số Spotify.

Những thoả thuận này không chỉ đơn giản là hiển thị logo trên áo đấu. Nhiều nhà tài trợ cũng hợp tác với các câu lạc bộ trong các chiến dịch và sự kiện tiếp thị khác nhau. Gã khổng lồ Tây Ban Nha Real Madrid có mối quan hệ hợp tác sinh lợi nhất với Emirates khi hãng hàng không đổ số tiền 85 triệu USD (khoảng 2.087 tỷ đồng) hàng năm vào kho bạc của câu lạc bộ.

Quyền truyền hình và phát sóng

Khoảng cách địa lý hầu như không phải rào cản khi người hâm mộ muốn xem câu lạc bộ của họ thi đấu. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, họ có thể theo dõi tranh đấu trên truyền hình hoặc thông qua các nền tảng phát trực tuyến. Lượng người xem rộng rãi này mang lại cho các câu lạc bộ một "mỏ vàng thương mại".

Các mạng truyền hình và dịch vụ phát trực tuyến trả những khoản tiền khổng lồ để có được đặc quyền phát sóng các trận đấu trực tiếp, từ đó mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho câu lạc bộ. Ở các giải đấu hàng đầu châu Âu, các hiệp hội giải đấu sở hữu quyền phân phối tất cả trận đấu và bán các quyền này cho những kênh/mạng trả giá cao nhất.

Không chỉ tranh cúp, các CLB bóng đá còn tranh hạng nhất về doanh thu: Đội nào có một yếu tố này càng "cá kiếm" khủng - Ảnh 3.

Đội càng nổi tiếng thì càng kiếm được nhiều từ bản quyền phát sóng. Ảnh: The Guardian.

Các khoản thanh toán do những dịch vụ trên thực hiện cho giải đấu sau đó sẽ được phân bổ giữa các câu lạc bộ, dựa trên thành tích.

Thị trường chuyển nhượng

Phí chuyển nhượng là chỉ số rõ ràng nhất về tầm quan trọng tài chính của môn thể thao này. Các câu lạc bộ mua và bán cầu thủ với số tiền "cắt cổ", coi đó như một khoản đầu tư cả trong và ngoài sân cỏ.

Việc chuyển nhượng thành công có thể cải thiện hiệu suất của đội và mang lại lợi nhuận đáng kể. Điều thú vị là ngay cả những câu lạc bộ nhỏ hơn cũng có thể tạo ra lợi nhuận lớn từ việc bán một tài năng mới nổi cho câu lạc bộ hàng đầu. Trong những năm qua, thị trường chuyển nhượng chứng kiến tình trạng lạm phát trầm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến các câu lạc bộ.

Phí chuyển nhượng trị giá 7 con số đầu tiên được thực hiện vào năm 1992 đối với cầu thủ Jean-Pierre Papin. Từ đó, thị trường này đã đi chặng đường dài. Vào năm 2021, phí chuyển nhượng trung bình cho một cầu thủ là hơn 36 triệu USD (tương đương 884,3 tỷ đồng).

Không chỉ tranh cúp, các CLB bóng đá còn tranh hạng nhất về doanh thu: Đội nào có một yếu tố này càng "cá kiếm" khủng - Ảnh 4.

Mức phí này không giới hạn ở việc bán cầu thủ, vì chúng thường bao gồm các hợp đồng quảng cáo từ nhà tài trợ cầu thủ và bản quyền hình ảnh của cầu thủ. Ảnh: Goal.

Các câu lạc bộ cũng kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ thị trường này. Năm 2017, Barcelona nhận được khoản thanh toán 235 triệu USD (tương đương 5.772 tỷ đồng) sau khi bán cầu thủ Neymar Junior cho Paris Saint-Germain.

Theo The Richest

Lam Phương

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên