MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không còn là tin đồn thất thiệt, Masayoshi Son đưa ra kế hoạch cụ thể để tư nhân hóa SoftBank trong tương lai gần

09-12-2020 - 15:32 PM | Tài chính quốc tế

Không còn là tin đồn thất thiệt, Masayoshi Son đưa ra kế hoạch cụ thể để tư nhân hóa SoftBank trong tương lai gần

Nguồn thạo tin tiết lộ với Bloomberg, các nhà lãnh đạo của SoftBank đang tranh luận về chiến lược mới để tư nhân hóa tập đoàn, bằng cách mua dần lại số cổ phiếu đang lưu hành. Theo đó, hoạt động này sẽ được kéo dài cho đến khi nhà sáng lập Masayoshi Son có số cổ phần đủ lớn để chiếm ưu thế so với những nhà đầu tư còn lại.

Nguồn tin thân cận cho biết, cách tiếp cận này có thể sẽ kéo dài khoảng hơn 1 năm. Điều này có nghĩa là SoftBank sẽ tiếp tục bán bớt tài sản để huy động vốn cho những đợt mua cổ phiếu quỹ liên tiếp. Ngoài ra, Son sẽ không mua cổ phiếu, mà là tỷ lệ sở hữu. Hiện tại, nhà sáng lập nắm giữ khoảng 27% cổ phần của SoftBank, con số này sẽ tăng lên khi nhà đầu tư khác bán cổ phiếu. Theo quy định của Nhật Bản, Son có thể buộc các cổ đông khác bán cổ phần, khi ông có 66% quyền sở hữu mà không phải trả phí chênh lệch. 

Một lợi thế của kế hoạch này - được gọi là mua lại "với tốc độ chậm", là SoftBank có sự linh hoạt để mua cổ phiếu của chính công ty mình khi mức giá đi xuống. Trong trường hợp mua lại theo cách chính thống, bên mua thường phải trả một mức chênh khoảng 25%. Cổ đông dường như sẽ ủng hộ việc mua cổ phiếu quỹ của SoftBank, đặc biệt khi giá cổ phiếu của họ đang giao dịch với mức chiết khấu cao so với tổng giá trị của các khoản đầu tư như Alibaba, Uber và DoorDash.

Gần đây, Son chia sẻ ông nghĩ rằng SoftBank nên là một công ty niêm yết. Dẫu vậy, ông lại từ chối bình luận về kế hoạch mua lại cổ phiếu này. Phát biểu tại một sự kiện hồi tháng 11, Son nói: "Nếu cổ phiếu của chúng tôi giảm giá, tôi sẽ mua lại nhiều hơn nữa." 

Bloomberg cho hay, Son đã tranh luận về ý tưởng tư nhân hóa công ty trong ít nhất 5 năm. Khi cổ phiếu SoftBank rớt giá hồi tháng 3 do đại dịch, ông đã bắt đầu thảo luận với các cố vấn, các bên cho vay và quỹ đầu tư nhà nước của Abu Dhabi – Mubadala Investment Co.

Không còn là tin đồn thất thiệt, Masayoshi Son đưa ra kế hoạch cụ thể để tư nhân hóa SoftBank trong tương lai gần  - Ảnh 1.

Giá trị cổ phiếu quỹ SoftBank đã mua trong năm nay.

Nguồn thạo tin tiết lộ, dù vốn hóa của SoftBank đạt mức 50 tỷ USD và các tài sản của công ty có giá trị cao gấp 3 lần con số này, các ngân hàng dường như cũng không cảm thấy thuyết phục trước kế hoạch trên. Họ đưa ra những điều khoản bất lợi, khiến cuộc đàm phán chưa có kết quả.

Thay vào đó, Son đã tiết lộ kế hoạch bán khoảng 43 tỷ USD tài sản để trả nợ và mua cổ phiếu quỹ. Đến tháng 6, ông đã bán 13,7 tỷ USD cổ phiếu Alibaba, một lượng lớn hơn cổ phần trong T-Mobile và một số cổ phiếu của chi nhánh SoftBank Nhật Bản. Sau đó, ông cũng bán Arm cho Nvidia với khoảng 40 tỷ USD, cắt giảm khoảng 1/3 cổ phần và bán cổ phần kiểm soát trong công ty phân phối điện thoại Brightstar.

Son cho biết, hiện ông đang nắm giữ 80 tỷ USD tiền mặt. Ngoài ra, thị trường IPO đang nở rộ cũng giúp SoftBank thu lợi từ các khoản đầu tư, trong đó KE Holdings của Trung Quốc và DoorDash. Tuy nhiên, vốn hóa của SoftBank vẫn tăng hơn 160% kể từ mức thấp hồi tháng 3, giá trị cổ phiếu theo đó nằm ngoài khả năng của ông là khoảng 87 tỷ USD.

Theo nguồn tin thân cận, Son vẫn có thể thực hiện một thương vụ mua lại truyền thống, nếu giá cổ phiếu giảm xuống mức nhất định. Elliott Management – cổ đông lớn nhất của SoftBank, sẽ tham gia thương vụ này với điều kiện cổ phiếu giao dịch ở mức thấp so với giá trị cơ bản.

Sau khi mua khoảng 1,35 nghìn tỷ yen cổ phiếu quỹ trong năm nay, SoftBank đang nắm giữ khoảng 12% cổ phiếu đang lưu hành. Son kiểm soát khoảng 26,8% thông qua những thực thể khác nhau. Công ty này cũng công bố kế hoạch mua lại thêm 1,5 nghìn tỷ yen cho đến tháng 7 năm sau. 

Với mức giá đóng cửa mới đây, thì Son vẫn còn cả chặng đường dài để kiểm soát đa số cổ phần của công ty. Cổ phiếu SoftBank tăng 5,6% và chạm mức cao nhất trong 20 năm ở phiên giao dịch hôm nay tại Tokyo, sau khi Bloomberg đăng tải thông tin về kế hoạch mua lại. 

Nhiều người trong nội bộ SoftBank đã phản đối ý tưởng tư nhân hóa, trong đó lượng tiền mặt là một trở ngại. Một người cho biết, việc tư nhân hóa cũng có khả năng gặp phản ứng tiêu cực từ các cơ quan xếp hạng tín dụng, khiến việc tái huy động vốn trị giá hàng tỷ USD bằng trái phiếu doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, người khác nói, thương vụ mua lại này sẽ thực sự ngăn cản Son trong việc thực hiện những thương vụ đầu tư lớn trong khoảng 1 năm rưỡi.

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên