Không dám tăng giá vì sợ mất khách, các chủ hàng quán ăn "căng não" nghĩ cách để chống chọi lại cơn bão giá
Trước những ảnh hưởng của bão giá, thay vì tăng giá, nhiều hàng ăn chọn cách như chắt chiu từng thứ đi kèm, sử dụng đóng gói giá rẻ...
- 12-07-2022Khi cơn "bão giá" quét qua mâm cơm sinh viên
- 07-07-2022Giá dầu lao đao trước 'bão' lãi suất và mối nguy suy thoái kinh tế toàn cầu
- 06-07-2022Gen Z ở quê lên phố: Đồ ăn mẹ gửi và điều hoà miễn phí là "phao cứu sinh" mùa bão giá
Trong nhiều tháng qua, việc giá xăng dầu liên tục tăng với mức cao kỷ lục càng thêm sóng gió với những người kinh doanh lĩnh vực ăn uống khi nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng theo. Những người chủ lúc này đang chật vật để ứng phó với nhiều nỗi lo như chi phí tăng cao, không có lời hay nghiêm trọng nhất là nỗi lo mất khách.
Căng não nghĩ cách tiết kiệm thời bão giá
Một số hàng quán ăn uống ở khu trung tâm thành phố nghĩ cách bắt đầu thu phụ phí vì giá nguyên liệu tăng mạnh, hay điều chỉnh giá một số món ăn. Sau dịch và giờ là bão giá, nhiều quán chúng tôi giảm đến gần 10% lợi nhuận. Vì vậy, cách tăng giá hay giảm khẩu phần ăn là điều không phải dễ dàng và phải cân nhắc thật kỹ để giữ chân được khách.
Trong khi đó, những nơi khác có cách tiết kiệm mà không phải tăng giá rồi sợ mất lòng khách…
Dừng chương trình giảm giá
Những hàng quán nhỏ, bán online tạm ngừng ưu đãi giảm giá. Để có nhiều khách hàng đặt ở quán của mình, nhiều ông bà chủ dùng hình thức giảm giá, khuyến mãi đa tầng trên các app để thu hút khách hàng. Nhưng trong thời buổi giá cả tăng theo cấp số nhân như hiện nay thì việc này có vẻ là hơi “quá sức" với nhiều hàng quán kinh doanh nhỏ vì chi phí đã tăng cao mà còn giảm giá thì chả khác nào tự làm khó chính mình.
Mỗi phần ăn trưa lúc trước trên app chỉ tầm 30.000 đến 35.000/ phần ăn, còn bây ngờ phải cần từ 40.000 đến 50.000 mới có được một bữa cơm văn phòng.
Sử dụng điện thay vì gas
Để nấu nướng, các hộ kinh doanh luôn coi gas như một phần chi phí cố định hàng tháng để vận hành việc kinh doanh. Và nay không chỉ giá nguyên liệu tăng mà cả giá gas cũng không tăng không kém, nên hiện nay nhiều chủ quán nghĩ ra cách dùng bếp điện hay cả bếp củi để thay thế. Dù chi phí cũng chỉ giảm bớt đôi chút nhưng đó cũng là một cách để giúp chủ quán vượt qua thời kỳ này.
Thay đổi vì bão giá
Sử dụng sản phẩm đóng gói giá rẻ
Tăng cái này thì phải tìm cách giảm cái kia, nếu không thể đối phó với việc giá xăng, giá gas tăng thì các chủ quán lại chuyển hướng sang thay đổi cách đóng gói. Thay vì sử dụng hộp bã mía như trước thì một quán cơm gà tại quận 4 thay thế bằng hộp giấy, hộp nhựa. Việc thay thế này vừa giảm được một phần nào chi phí, vừa bảo đảm việc đựng thức ăn cho khách hàng vẫn sạch sẽ.
Chắt chiu từng nguyên liệu
Thời nay, các hàng quán đã không thể "rộng rãi" với việc cho thêm gia vị hay đồ ăn kèm trong thời bão giá. Những quán ăn không còn để nhiều gia vị, nguyên liệu ăn kèm trên bàn hay chắt chiu hơn trong khâu đóng gói.
Trong khi đó một số quán cà phê thì cũng tăng lượng đá để có thể làm ly nước trở nên đầy đặn hơn. Chị H. một nhân viên văn phòng có ý kiến phản ánh rằng lượng nước trong ly cà phê giờ đây đã ít hơn trước, uống thật sự không đã nên phải mua thêm ly nữa.
Ảnh: xebanhmyhothiky
Từ sau dịch và bây giờ là đến bão giá, những hàng quán đã phải cố "gồng mình" thay đổi, kể cả giảm chi phí nhân sự. Mặc dù vậy, nhiều hàng ăn vẫn phải chấp nhận giảm lợi nhuận từ cũng như tìm mọi cách tiết kiệm nhiều khoản chi ph để cố gắng giữ chân khách hàng…
Trí Thức Trẻ