Không hào nhoáng, phô trương, đây là cách những đôi giày "độc bản" của giới thượng lưu khẳng định chất chơi
Giá của một đôi giày độc bản bespoke có thể lên tới hàng ngàn đô la Mỹ nhưng không ít khách hàng thượng lưu sẵn sàng chi tiền và chờ đợi để được sở hữu. Không hào nhoáng, phô trương như kim cương hay trang sức, chúng được xem là biểu tượng của sự xa xỉ kín đáo, khẳng định đẳng cấp rất khác biệt của chủ nhân.
- 20-07-2017Cận cảnh cây đàn Piano khảm pha lê xa xỉ, có giá bằng cả căn biệt thự cao cấp
- 19-07-2017Hình ảnh của hội con nhà giàu Việt Nam xuất hiện trên báo Mỹ
- 15-07-2017"Ông lớn làng thời trang" Louis Vuitton ra mắt mẫu đồng hồ thông minh độc đáo, thời thượng
- 01-07-2017Trang phục làm nên đẳng cấp quý ông, đừng để sai lầm cơ bản về thời trang phá vỡ phong cách của bạn
Trong thế giới xa xỉ, nhắc đến bespoke là nhắc đến những món đồ độc nhất vô nhị với các mức giá vô cùng đắt đỏ. Hiểu một cách nôm na, bespoke là những món đồ được khác đặt hàng với những yêu cầu riêng. Tính độc bản làm nên sự vô giá của các sản phẩm bespoke và nó nhanh chóng được giới thượng lưu săn đón.
Ban đầu, khái niệm bespoke chỉ giới hạn trong lĩnh vực thời trang, dần dần, nó lấn sân sang hàng loạt các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp xa xỉ như chế tác đồng hồ, bút máy, hộp nhạc, trang sức, điện thoại và xe hơi... Các sản phẩm bespoke không chỉ đáp ứng các yêu cầu riêng của khách hàng mà còn được làm thủ công hoàn toàn, độc nhất và vượt trên cả những chuẩn mực khiến cho chủ nhân tự hào.
Tại một xưởng nhỏ bụi bặm trong mộ tòa nhà công nghiệp ở Hong Kong, John CW Lau, giám đốc của công ty giày Kow Hoo đang giám sát 4 thợ đóng giày làm việc. Bộ tứ có độ tuổi từ 60 đến 95 đang ngày ngày tỉ mẩn đóng những đôi giày thửa cho các doanh nhân giàu có bậc nhất xứ Cảng Thơm.
Những đôi giày bespoke vừa chân hoàn hảo ngay từ đầu.
Trong khi đó, phía bên kia thành phố, trong một trung tâm mua sắm cao cấp, Jean-Michel Casalonga của thương hiệu Berluti đang tự tay đưa giày cho khách và nhận các đơn hàng mới. Người đàn ông 30 tuổi đến từ Paris đi khắp thế giới để gặp gỡ những vị khách hàng muốn sở hữu những dịch vụ cá nhân do công ty này cung cấp.
Giới nhà giàu đang tìm mua đủ thứ từ một đôi giàu Oxford cổ điển đến những loại giày độc với những chi tiết chỉ họ mới nghĩ ra. "Chúng tôi luôn chú ý đến việc tìm kiếm sự cân bằng giữa sự thoải mái và thẩm mỹ", Casalonga nói.
Sức hấp dẫn của giàu bespoke không chỉ thỏa mãn mong muốn sở hữu một đôi giày với các chi tiết được làm thủ công theo yêu cầu và sở thích cá nhân của khách hàng, mà còn đem lại sự thoải mái vượt trội. "Đôi giày vừa chân hoàn hảo ngay từ ngày đầu tiên", theo lời của Brandon Chau, một người có tiếng trong lĩnh vực thời trang nam ở Hong Kong. Chau cũng sở hữu 3 đôi giày bespoke.
Gary Tok, một doanh nhân Hong Kong có cả tá giày bespoke cho biết: "Với hầu hết mọi người, trải nghiệm may đo sẽ bắt đầu từ chiếc áo sơ mi, sau đó là một bộ vest. Rồi anh ta nghĩ, bước tiếp theo của đồ bespoke là gì? Câu trả lời là giày".
Để sở hữu một đôi giày bespoke, bạn phải thực sự kiên nhẫn và khát khao được tham gia vào mọi trình tự thiết kế cũng như hoàn thiện sản phẩm. Một đôi giày thường mất 6 đến 9 tháng để hoàn thành và chi phí có thể từ 1.500USD đến 9.000USD hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào chất liệu và nhà sản xuất.
Vì mất thời gian như vậy, nên khách hàng của giày bespoke hầu hết là nam. Phong cách và kiểu dáng giày nam có tính ổn định, duy trì lâu hơn, trong khi giày nữ thường thay đổi liên tục theo từng mùa và xu hướng thời trang.
Tuyệt phẩm được chế tác thủ công
Đến với thế giới giày bespoke, bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều thuật ngữ mới mẻ. Cũng giống như đồ vest, một đôi giày có rất nhiều chi tiết. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung, giày bespoke ám chỉ một đôi giày được chế tạo hoàn toàn mới, không theo khuôn mẫu nào và là độc nhất vô nhị.
Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công.
Người thợ đóng giày sẽ đo kích thước chân của khách hàng để thiết kế một đôi giày độc nhất dựa vào số đo chi tiết. "Mọi thứ đều được làm thủ công từ đầu tới cuối. Số đo và yêu cầu của mỗi khách hàng cũng khác nhau", Casalonga cho biết.
Người thợ đóng giày có thể đưa ra các đề xuất và lời khuyên nhưng hầu hết các khách hàng ưa chuộng giày bespoke thích tham gia các quá trình chế tạo đôi giày. Họ thường chỉ giao tiếp với một người thợ chính duy nhất trong suốt thời gian đó.
Mua giày bespoke ở đâu?
Thuộc dòng thời trang cao cấp, các cửa hàng giày bespoke cũng thương làm ở các kinh đô thời trang thế giới như London, Paris, Rome, Hong Kong, Tokyo và New York. Những người thợ làm giày có thể đi khắp nơi để gặp gỡ khách hàng. Họ có thể mở những cửa hàng tạm thời ở các thành phố không có cửa hàng chính thức để làm nơi trao đổi với khách hàng.
Chất liệu phổ biến nhất cho giày bespoke là da bê, nhưng nhiều khách hàng thích chọn các loại da hiếm như da cá sấu, đà điểu, thằn lằn, cá mập hay cá đuối...
Là hàng độc bản, một đôi giày bespoke có giá không hề rẻ. Tại George Cleverly, giày da bê có giá 4.200USD. Tại Berluti, giá khởi điểm cho một đôi giày là 6.225USD, nhưng có thể hạ xuống 5.300USD từ đôi thứ 2 trở đi. Tại Kow Hoo, giá cho một đôi giày là 1.550USD.
Mỗi đôi giày bespoke là một phiên bản độc nhất.
Giá cho mỗi đôi giày có thể tăng thêm vài ngàn đô la Mỹ nếu khách hàng yêu cầu thêm các chi tiết trang trí. Casalonga cho biết, thương hiệu giày của anh từng gặp thử thách khi khách hàng yêu cầu đôi giàu pha màu xanh lá ánh kim - nâu của anh ta phải có hiệu ứng nhăn ở mũi giày.
Mối quan hệ giữa người đóng giày và khách hàng cũng cực kỳ quan trọng. Doanh nhân Gary Tok nói: "Tôi chọn người đóng giày có thể đóng vừa chân tôi, thay vì cố khiến anh ta làm điều anh ta không thể. Tôi rất nghi ngờ những thợ làm giày bespoke tuyên bố có thể làm bất cứ thứ gì khách muốn".
Tok cũng chỉ ra 3 đặc điểm để xác định người thợ làm giày bespoke có giỏi hay không: không thúc giục khách hàng, trao đổi cởi mở về yêu cầu của khách và khả năng giải quyết các vấn đề trong quá trình thử giày của khách.
Quá trình chăm sóc giày bespoke cũng không quá cầu kỳ. Thông thường các cửa hàng sẽ cung cấp thêm cây giày (shoe tree) phù hợp với số đo của đôi giày và đánh xi miễn phí nếu khách mang giày tới cửa hàng. Tuy nhiên, đa số những khách hàng lâu năm như Chau thường tự làm lấy.
Tok cũng thích tự đánh giày: "Tôi và vài người bạn thường tụ tập buổi tối để vừa đánh giày vừa hút xì gà, uống whisky. Dùng nước bọt để đánh giày giúp cân bằng độ ẩm tốt hơn. Vừa uống rượu vừa đánh giày rất thư giãn, cồn trong nước bọt sẽ giúp giày bóng hơn".
BBC