Không hẹn hò, không kết hôn và không sinh con: Thực trạng đang gây hoang mang trong xã hội Hàn Quốc
Cuộc tình đẹp như mơ và cái kết có hậu trong các bộ phim Hàn khiến nhiều người chúng ta ghen tị. Tuy nhiên chính thế hệ trẻ xứ Kim Chi ngày nay lại không mấy mặn mà với chuyện “hôn nhân đại sự”. Vấ...
- 27-04-2018Khoảnh khắc Tổng thống Hàn Quốc chủ động đề nghị bước chân sang đất Triều Tiên
- 27-04-2018Bước chân lịch sử của ông Kim Jong Un trên đất Hàn Quốc
- 24-04-2018Khi ‘hoàng tử, công chúa’ của những chaebol lớn nhất Hàn Quốc khiến dư luận ‘dậy sóng’
Có một thế hệ không còn coi "thành gia lập thất" là đích đến cuộc đời
Ít ai biết, Hàn Quốc từng là nước thuộc thế giới thứ 3 với kinh tế trì trệ, tỉ lệ đói nghèo cao và dân trí thấp.
Nhưng chỉ trong vòng 7 thập kỉ, đất nước của làn sóng Halluy đã có tốc độ tăng trưởng thần kì và sở hữu những ông trùm công nghệ khét tiếng, đồng thời vươn lên trở thành một trong những con rồng châu Á.
Chính tốc độ "thay da đổi thịt" quá nhanh, để lại hệ quả là một thế hệ với lối sống 3-không (hay Sampo Generation) tức không hẹn hò, không kết hôn và thậm chí không sinh con.
Thế hệ trẻ Hàn với lối sống 3-Không (hay Sampo Generation) tức không hẹn hò, không kết hôn và thậm chí không sinh con.
Chi phí trong suốt quá trình mang thai cho tới khi sinh và nuôi dưỡng đứa trẻ trưởng thành tại Hàn Quốc không hề thấp.
Chưa kể chi phí thuê nhà, chi phí sinh hoạt,... đắt đỏ không kém khiến cô Ji-Won Kim, 24 tuổi chia sẻ: sẽ tốt hơn nếu được sống độc thân, bởi chứng kiến bạn mình luôn chật vật mỗi tháng với đủ loại tiền cho cả gia đình và những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn khiến cô hoảng sợ.
Hàn Quốc cũng là xã hội trọng lễ nghi, quyền bình đẳng nam nữ vẫn bị xem nhẹ, nên vị trí người phụ nữ tại gia đình nhà chồng ít được đánh giá cao.
Việc này đã trở thành nỗi ám ảnh cho những quý cô hiện đại, những người coi trọng không gian riêng và thích được sống theo ý mình.
Không những vậy, nhiều doanh nghiệp cũng không có bất kỳ chính sách nào hỗ trợ phụ nữ mang thai. Vì vậy, nhiều người đã chọn giữ lấy công việc, hơn là hy sinh cho thiên chức làm mẹ.
Hàn Quốc cũng là xã hội trọng lễ nghi, quyền bình đẳng nam nữ vẫn bị xem nhẹ, nên vị trí người phụ nữ tại gia đình nhà chồng ít được đánh giá cao.
Sâu xa hơn, chính tư duy truyền thống của người Hàn cho rằng, phụ nữ nên ở nhà quán xuyến công việc nội trợ, chăm lo tổ ấm.
Trong khi nam giới mặc định là "trụ cột chính", phải gánh vác toàn bộ trách nhiệm đảm bảo cuộc sống vật chất cho gia đình. Kết hợp với áp lực công việc cùng tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, khiến cả hai phái chẳng còn màng tới chuyện kết hôn.
Lớp học "thắp lửa yêu" ra đời, hay cú hích thay đổi nhận thức về cuộc sống hôn nhân
Năm 2017, tỉ lệ sinh trung bình của phụ nữ Hàn giảm tới mức báo động, chỉ còn 1,05 trẻ/ người. Trong khi con số được coi là chuẩn mực cần đạt được tại quốc gia này là 2,01 trẻ/ người.
Điều này thúc đẩy những người làm công tác kế hoạch hóa thành lập các lớp học dành riêng cho người độc thân.
Mục đích ban đầu giúp họ có cái nhìn đúng đắn về những khái niệm tình dục, hôn nhân - hậu hôn nhân, chăm sóc con cái và cách tìm người bạn đời phù hợp.
Học viên sẽ khám phá tính cách bản thân với các bài tập cơ bản như vẽ một chiếc xe đạp hay một chai nước thông thường theo ý thích.
Trước tiên, học viên sẽ khám phá tính cách bản thân với các bài tập cơ bản như vẽ một chiếc xe đạp hay một chai nước thông thường theo ý thích.
Sau đó tham gia các "sự kiện trọng đại" của chính mình qua các tình huống mô phỏng cuộc hẹn lý tưởng, kế hoạch cưới trong mơ, cách thảo luận về chăm sóc con cái hay phân chia trách nhiệm tiền hôn nhân...
Những điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng là bàn đạp thúc đẩy tỉ lệ ghép cặp và sinh con ở thế hệ 3-không.
Đặc biệt, những lớp học này giúp học viên từ bỏ suy nghĩ phải tìm được người bạn đời hoàn hảo.
Thay vào đó, quan tâm hơn đến ứng viên mà khi ở bên họ, bạn thấy mình tuyệt vời nhất. Một khi nhìn nhận đúng giá trị bản thân, việc tìm kiếm "nửa kia" sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tỉ lệ học viên sau khóa học kết hôn và có con gia tăng, mang lại niềm vui và hy vọng lớn cho các nhà làm chính sách.
Kết quả bước đầu cho thấy, tỉ lệ học viên sau khóa học kết hôn và có con gia tăng và mang lại niềm vui và hy vọng lớn cho các nhà làm chính sách.
Nhất là khi chính phủ Hàn đang ngày càng ưu tiên những quyền lợi hợp pháp cho các cặp đôi kết hôn và sinh con.
Về lâu dài, hiệu quả từ những lớp học này chưa thể nói trước, nhưng rõ ràng chúng ta có cơ sở để tin vào một thế hệ trẻ Hàn không còn "lười yêu, lười kết hôn và lười sinh con". Đây là một cái kết có hậu cho những bộ phim Hàn ngoài đời thực.
Nguồn: BBC
Helino