MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không hút thuốc, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi: "Thủ phạm" là thứ chúng ta đang tiếp xúc từng ngày từng giờ!

14-05-2019 - 17:38 PM | Sống

Không chỉ hút thuốc mới dẫn đến căn bệnh đáng sợ mang tên ung thư phổi.

Kể cả khi không hút thuốc, bạn cũng có nguy cơ bị ung thư phổi.

Trên thực tế, có 20% số người mắc ung thư phổi chưa từng hút thuốc. Các bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi bệnh đã tới giai đoạn cuối, không thể cứu chữa.

Theo báo cáo trên Tạp chí Y học Xã hội Hoàng gia, số người không hút thuốc mắc ung thư phổi đang ngày càng tăng cao. Tại Mỹ, cứ 5 người bị ung thư phổi lại có 1 người chưa từng hút thuốc.

Bác sĩ John Maurice - chuyên gia về ung thư phổi ở Bệnh viện St. Joseph (California) cho biết: "Ung thư phổi ở những người không hút thuốc tương tự như ở những người hút thuốc. Đó đều là dạng ung thư phổi tế bào không nhỏ, thuộc phân nhóm ung thư tế bào tuyến.

Theo bác sĩ Giorgio Scagliotti - Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu ung thư phổi - cho biết: "Bên cạnh thuốc lá, có nhiều nguy cơ khác cũng dẫn tới ung thư phổi."

Khói thuốc lá thụ động

Không hút thuốc, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi: Thủ phạm là thứ chúng ta đang tiếp xúc từng ngày từng giờ! - Ảnh 1.

Theo Maurice, mọi người có thể bị ung thư phổi do tiếp xúc quá nhiều với những người đang hút thuốc. Dù là ở trong nhà hay ngoài đường, khói thuốc lá cũng rất độc hại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, khói thuốc lá thụ động "bao gồm khói từ việc đốt thuốc lẫn khói do người hút nhả ra".

Khói thuốc lá thụ động chứa hàng trăm loại chất độc khác nhau, 70 % trong số đó được cho là các tác nhân gây ung thư.

Khí hiếm phóng xạ Radon

Không hút thuốc, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi: Thủ phạm là thứ chúng ta đang tiếp xúc từng ngày từng giờ! - Ảnh 2.

Hút thuốc không phải nguyên nhân duy nhất dẫn tới ung thư phổi. Tiếp xúc với khí hiếm phóng xạ Radon (Rn) là nguyên nhân thứ hai gây ra ung thư phổi.

"Radon có mặt ở khắp nơi trong đất. Vì vậy, những người làm việc dưới hầm mỏ hoặc có tầng hầm tại nhà có nguy cơ phơi nhiễm loại chất này nhiều nhất," Scagliotti cảnh báo.

Radon là một loại chất tồn tại trong đất, không màu, không mùi, là sản phẩm phân rã của radium

Radon thường tích tụ trong tầng hầm hoặc các tầng thấp của tòa nhà. Khi phân rã, nó sẽ tạo ra các phân tử phóng xạ có khả năng phá hủy ADN của tế bào phổi, gây nên bệnh ung thư phổi.

"Vì vậy, chúng ta cần xem xét cẩn thận ảnh hưởng của việc dùng phóng xạ trong điều trị ung thư," Maurice cho biết. "Ngoài ra, nếu gia đình bạn có người từng bị ung thư phổi, đây cũng là một yếu tố rủi ro."

Ô nhiễm không khí

Không hút thuốc, bạn vẫn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi: Thủ phạm là thứ chúng ta đang tiếp xúc từng ngày từng giờ! - Ảnh 3.

Năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đã công bố, ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là đánh giá chất lượng không khí mà mọi người vẫn thở hàng ngày, chứ không chỉ tập trung vào các tác nhân gây ô nhiễm," tiến sĩ Lana Loomis - Phó ban IARC Monographs cho biết. "Kết quả có được từ nghiên cứu đã chỉ ra: Nguy cơ mắc ung thư phổi đang ngày càng tăng do con người tiếp xúc quá nhiều với không khí bẩn."

Theo bà, nguyên nhân này rất khó phòng tránh. "Bạn chỉ có thể tránh được ô nhiễm không khí nếu làm việc ở vùng ngoại ô. Vì vậy, chúng ta ít có sự lựa chọn nào khác," tiến sĩ Loomis nói.

Scagliotti cũng bổ sung rằng, "chất a-mi-ăng có ở một số nơi làm việc và trong những ngôi nhà cũ cũng có thể dẫn tới ung thư phổi".

Bác sĩ Maurice cũng cho hay, việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bệnh nhân ung thư phổi gia tăng khả năng sống sót. Vì vậy, kể cả khi chưa nhìn thấy bất kỳ triệu chứng nào, mọi người cũng nên đi khám và tầm soát ung thư định kỳ.

Ngọc Hà

Fox News

Trở lên trên