'Không ngán' chiến tranh thương mại với Trung Quốc nhưng tổng thống Trump quên là 325 triệu người Mỹ đang phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu từ đây
Thập niên 1990, Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản sản xuất đến 90% nguyên liệu thuốc cho toàn cầu thì nay 80% đầu vào của các công ty thuốc đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.
- 17-04-2018Hai miền Triều Tiên đang thảo luận để chính thức tuyên bố kết thúc chiến tranh
- 13-04-2018WB: Đông Nam Á sẽ chịu "ảnh hưởng dây chuyền" nếu có chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
- 12-04-2018Chính quyền Syria lần đầu lên tiếng về nguy cơ chiến tranh với Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng một số nước, như Trung Quốc, đang rút cạn dần việc làm cũng như gây nên tình trạng thâm hụt thương mại cho nền kinh tế này. Kể từ đây, hàng loạt những phát ngôn chỉ trích nhau được đưa ra gây nên nỗi lo chiến tranh thương mại cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, điều trớ trêu là Trung Quốc đã thực sự trở thành ông lớn trong nhiều lĩnh vực tại Mỹ cũng như có ảnh hưởng đến hơn 325 triệu người dân nước này, ví dụ như ngành dược phẩm.
Kẻ thống trị thật sự trong ngành dược
Gần đây Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã có cuộc điều tra một phần với mảng sản xuất dược của Trung Quốc tại Mỹ và phát hiện nhiều vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. Rất nhiều nguyên liệu, hoặc thậm chí thành phẩm thuốc của Trung Quốc được tuồn vào thị trường Mỹ nằm dưới tiêu chuẩn cho phép nhưng không được các cơ quan chức năng phát hiện.
Việc Trung Quốc có thể làm giả dược liệu hoặc không đạt tiêu chuẩn thì ai cũng biết, nhưng điều trớ trêu là nước này đang trở thành nguồn nhập khẩu của nhiều loại thuốc quan trọng như kháng sinh Penicillin, Herapin hay các loại dược phẩm cần thiết cho phẫu thuật.
Chi phí sản xuất thấp đã khiến nhiều hàng dược phẩm nhập từ Trung Quốc và biến Mỹ trở thành thị trường lệ thuộc vào các nguyên vật liệu dược nhập khẩu.
Trong cuốn "China RX: Exposing the Risks of America’s Dependence on China for Medicine", hai tác giả Rosemary Gibson và Janardan Prasad Singh đã giải thích tại sao Mỹ lại phụ thuộc vào Trung Quốc trong ngành dược. Câu chuyện này kéo dài từ việc cắt giảm chi phí để cạnh tranh giá, hạ các đối thủ hay ăn cắp công thức hoặc nhận trợ giúp từ chính phủ.
Không chỉ Mỹ, 2 tác giả trên cho biết nếu Trung Quốc ngừng cung cấp nguyên liệu hay thành phẩm dược thì ngành y tế toàn cầu hiện nay sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện.
Theo điều tra của tác giả cuốn sách, hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu dược phẩm hay nguyên liệu từ Trung Quốc được tuồn vào Mỹ bởi các hãng sản xuất thường giấu kín nguồn nhập khẩu để đảm bảo bí mật công thức, hoặc thậm chí không thể kê khai chính xác những nguyên liệu đầu vào đến từ đâu. Rất nhiều sản phẩm điều trị HIV, ung thư, huyết áp cao hay thuốc hậu phẫu thuật sản xuất từ Trung Quốc được bày bán tràn lan ở Mỹ mà không có sự lưu tâm nào từ phía người tiêu dùng.
Thập niên 1990, Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản sản xuất đến 90% nguyên liệu thuốc cho toàn cầu thì nay 80% đầu vào của các công ty thuốc đến từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, dù Ấn Độ cũng sản xuất thuốc cho các nước như Mỹ nhưng chính bản thân họ cũng phải phụ thuộc vào nguyên liệu dược phẩm từ Trung Quốc cho nhiều sản phẩm như thuốc kháng sinh Penicillin.
Theo Gibson và Singh, câu chuyện thống trị ngành dược của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2000 khi Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton ký kết thỏa thuận bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Trung Quốc, bao gồm việc giảm thuế nhập khẩu và khiến dược liệu sản xuất ở Châu Á rẻ hơn nhiều so với Mỹ.
Kể từ đây, hàng loạt các công ty dược Mỹ bị tấn công gián tiếp khi buộc phải hợp tác với phía Trung Quốc nếu muốn tiếp cận thị trường này. Nhiều hoạt động vận động hành lang cũng được sử dụng nhằm thúc đẩy sự bành trướng của ngành dược Trung Quốc tại Mỹ.
Chỉ 3 năm sau bản ký kết năm 2000 về bình thường hóa thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng lên 124 tỷ USD.
Sự bất lực của Mỹ
Tác giả Gibson và Singh cho rằng FDA khá chậm để thích nghi với thực tại mới rằng Trung Quốc đang thống trị ngành dược. Năm 1906, cơ quan này được thành lập với quan điểm rằng thuốc bán tại Mỹ sẽ được sản xuất tại Mỹ. Hệ quả là FDA không được xây dựng để kiểm tra những nguồn dược phẩm từ nước khác mà chỉ tập trung vào thành phẩm nhập khẩu và những công ty trong nước, khiến các nhà sản xuất nội địa gặp khó khăn hơn.
Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nhiều công ty dược Mỹ chuyển nhà máy sang các nước thứ 3 như Trung Quốc nhằm tránh những cuộc kiểm tra và tiêu chuẩn quá gắt gao.
Sau cam kết bình thường hóa năm 2000, ít nhất 714 nhà máy sản xuất dược tại Trung Quốc đã xuất khẩu sang Mỹ nhưng FDA chỉ kiểm tra được khoảng 15 trong số này mỗi năm.
Những cơ sở sản xuất thuốc giả tại Trung Quốc
Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2007 khi ngân sách cho thanh tra các cơ sở dược nước ngoài của FDA bị cắt giảm, qua đó làm hạ thấp các tiêu chuẩn sản xuất dược từ Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Đến năm 2008, khi FDA mở chi nhánh đầu tiên của mình tại Trung Quốc và thực hiện các đoàn kiểm tra ở các nhà máy sản xuất dược, họ đã thực sự bị sốc. Ví dụ như cuộc kiểm tra vào nhà máy Shanghai No.1 Biochemical & Pharmaceutical chuyên sản xuất thuốc chống đông máu Herapin cho phẫu thuật ở Mỹ cho thấy nhà máy này không hề sản xuất Herapin mà nhập khẩu từ nơi khác. Khu vực đăng ký chỉ là nơi để trình diễn cho khách hàng cũng như đoàn kiểm tra xem.
Nguồn nhập khẩu Herapin của Shanghai No.1 không được kiểm chứng và công ty này chỉ việc đóng gói sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ.
Tình hình tiếp tục trở nên nghiêm trọng khi FDA không đủ ngân sách duy trì nhân viên thanh tra tại Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cũng từ chối gia hạn thêm thị thực cho nhiều nhân viên khác của FDA và buộc họ phải đóng cửa các chi nhánh ở Quảng Châu, Thượng Hải.
Cái giá phải trả
Năm 2008, FDA tổ chức cuộc họp báo công bố Herapin sản xuất tại Trung Quốc bán cho tập đoàn Baxter Healthcare Corp ở Mỹ bị nhiễm độc khiến 4 người thiệt mạng và 50 người khác phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Lượng Herapin này được xuất khẩu sang 11 quốc gia nhưng FDA không đủ ngân sách để khảo sát trên toàn thế giới.
Đoàn thanh tra của FDA khi đến cơ sở sản xuất Herapin tại Thường Châu - Trung quốc phát hiện nguyên liệu sản xuất tại đây là ruột lợn chứa trong những bể vô cùng bẩn. Các kết quả xét nghiệm cho thấy lượng Chondroitin Sulfate tại đây vượt quá mức cho phép rất nhiều.
Những cơ sở sản xuất thuốc giả tại Trung Quốc
Không chỉ làm giảm tiêu chuẩn thuốc, Trung Quốc đang khiến ngành dược toàn cầu mất sức cạnh tranh. Ví dụ như việc sản xuất thuốc Vitamin C. Vào đầu thập niên 1990, phần lớn Vitamin C được sản xuất tại Châu Âu hay Nhật Bản nhưng vào năm 2001, 4 tập đoàn thuốc lớn Trung Quốc đã đồng loạt giảm 50% giá thành và khiến các hãng đối thủ ở nước khác phá sản.
Theo Gibson và Singh, sau khi loại các đối thủ khác và thống trị thị trường, những hãng sản xuất Vitamin C của Trung Quốc đã nâng giá bán lên 600% khi xuất sang các thị trường lớn như Mỹ.
Rõ ràng, bằng các phương pháp gián tiếp, Trung Quốc đang dần lũng đoạn cũng như khiến ngành dược thế giới trở nên phức tạp hơn nhiều so với cuộc chiến thương mại đơn thuần mà Tổng thống Donald Trump lo lắng.
Thời Đại