Không nhiều vốn như Hàn Quốc, Singapore nhưng FDI từ Mỹ đều là “hàng khủng”
Hàng loạt các tập đoàn lớn của nước Mỹ đã liên tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy, sức hấp dẫn và vị trí của thị trường Việt Nam trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia.
- 22-10-2014“Sắp tới, Việt Nam - Mỹ tiếp tục trao đổi các chuyến thăm quốc phòng“
- 25-02-2014Việt Nam - Trọng điểm đầu tư của doanh nghiệp Mỹ
- 19-06-2013'Mổ xẻ' dự trù kinh phí tổ chức trận Việt Nam - Arsenal của Khu liên hợp TTQG Mỹ Đình
- 01-01-2010Chưa ký hiệp định hàng không sửa đổi Việt Nam-Mỹ
Tính đến cuối năm 2015, các doanh nghiệp của Mỹ đã rót hơn 11 tỷ USD vào Việt Nam. Mặc dù số lượng vốn FDI được rót vào không nhiều và được đánh giá là chưa tương xứng tiềm năng, khi chỉ bằng ¼ của Hàn Quốc và bằng 1/3 của Singapore.
Tuy nhiên, vốn đầu tư trung bình mỗi dự án của Mỹ rót vào Việt Nam là 15 triệu USD, cao hơn so với mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, những lĩnh vực đầu tư được Mỹ rót vào Việt Nam đều là những lĩnh vực cần thu hút FDI như công nghệ, hàng tiêu dùng, thực phẩm…
Intel
Là một trong những tên tuổi đầu tiên rót vốn vào Việt Nam, hiện nay quy mô vốn của Intel đã lên tới tỷ USD. Được cấp phép hoạt động lần đầu tiên vào ngày 21/2/2006 dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, Intel có tổng vốn đầu tư ban đầu là 605 triệu USD, với vốn pháp định 106 triệu USD.
Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Tập đoàn này đã nâng vốn lên hẳn 1 tỷ USD. Khi đó, Intel được xem là tín hiệu khởi đầu cho sóng dự án tỷ USD vào Việt Nam. Trong một lần chia sẻ với báo giới về định hướng phát triển của hãng trong năm 2016, hãng này cho biết Internet of Things được đánh giá là mảng quan trọng, hãng sẽ tập trung phát triển trong thời gian này.
Microsoft
Cuối năm 2014, nhà đầu tư Microsoft đã chuyển các nhà máy, dây chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc, Mexico, Hungary sang Bắc Ninh -Việt Nam. Với sự dịch chuyển này, doanh thu xuất khẩu của Microsoft Việt Nam năm 2014 đã đạt 2 tỷ USD. Một phần nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam đặt tại Bắc Ninh.
Tuy nhiên, mới đây Microsoft thông báo đã đạt được thỏa thuận bán mảng điện thoại phổ thông cho FIH Mobile và HMD Global với giá 350 triệu USD. Đó là nhà máy sản xuất điện thoại của Microsoft đặt ở Bắc Ninh, sẽ được chuyển giao cho FIH Mobile – một chi nhánh của tập đoàn công nghệ đến từ Đài Loan Hon Hai/Foxconn Technology.
Jabil
Jabil là tập đoàn sản xuất điện tử lớn trên thế giới đã đầu tư vào khu công nghệ cao TPHCM từ năm 2007 với doanh thu tăng trưởng sản xuất cao hàng năm.
Nguồn tin từ Ban quản lý khu công nghệ cao TP HCM cho biết, đến nay tập đoàn Jabil đã đăng ký đầu tư khoảng 100 triệu USD, và với việc cam kết đầu tư thêm 500 triệu USD, Jabil sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư lớn tại đây.
Coca-Cola
Tháng 2/1994, Coca Cola bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với số vốn đầu tư hơn 163 triệu USD. Sau đó, ba liên doanh giữa Coca-Cola với các công ty của Việt Nam được hình thành, cho đến tháng 10/1998, Chính Phủ cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách này đã tạo điều kiện cho Coca Cola mua lại phần vốn góp của các đối tác Việt Nam và theo đó, cả 3 công ty liên doanh đều lần lượt vào tay của Tập đoàn Mỹ.
Sau khi mua hết phần sở hữu của liên doanh trong nước, Coca Cola Việt Nam trở thành công ty 100% vốn nước ngoài với vốn đầu tư 350 triệu USD và tổng công suất của 3 nhà máy gần 400 triệu lít Coca-cola/năm. Tuy nhiên, từ khi đầu tư vào Việt Nam Coca-Cola luôn ở trong tình trạng không có lãi.
Pepsico
Hãng này đã bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam vào đầu những năm 1990. Hiện công ty có 5 nhà máy tại Việt Nam, gồm các nhà máy ở Cần Thơ, Bình Dương, TPHCM, Quảng Nam và một nhà máy liên kết tại Hưng Yên. Bên cạnh các loại nước uống có ga, PepsiCo cũng sản xuất các loại nước uống và thực phẩm khác, như Tropicana Twister và snack Poca tại Việt Nam.
1994 – PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với công ty Nước giải khát Quốc tế IBC. Từ năm 1998 công ty cấu trúc về vốn được thay đổi với sở hữu 100% thuộc về PepsiCo. Sau đó, công ty thành lập Công ty Nước Giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Nhiều sản phẩm nước giải khát không ga tiếp tục ra đời như: Sting, Twister, Lipton Ice Tea, Aquafina.
Hãng này cũng mua nhiều nhà máy của Việt Nam, trở thành công ty nước giải khát lớn nhất và liên tục đầu tư, rót vốn vào Việt Nam, với quy mô vốn lên tới hàng trăm triệu USD, sở hữu những nhà máy có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
P&G
Là một trong những tập đoàn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam kể từ năm 1995, đến nay P&G đã xây dựng 3 nhà máy lớn tại Bình Dương với tổng trị giá đầu tư lên đến 360 triệu USD. Sau 20 năm, mức đầu tư của P&G vào Việt Nam tăng gấp 3 lần, sản lượng tăng gấp 40 lần, quy mô hoạt động kinh doanh tăng gấp 12 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 2 con số trong suốt 15 năm qua.
Năm 1996, Công ty IBM Việt Nam chính thức được thành lập và trở thành một trong những công ty CNTT 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên IBM lựa chọn để áp dụng các khung giải pháp ngành tập trung vào các lĩnh vực như chính phủ, viễn thông và ngân hàng. IBM đang nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty và các tổ chức đa quốc gia, các ngành công nghiệp (ngân hàng, giao thông và thực phẩm…) bằng đóng góp công nghệ, nguồn lực.