MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải đồ ngọt, đây mới là 2 “thủ phạm” đẩy lượng đường huyết tăng vọt: Muốn khỏe mạnh chớ dại ăn nhiều

02-02-2024 - 11:29 AM | Sống

Đa số, chúng ta vẫn cho rằng, thủ phạm chính gây ra bệnh tiểu đường là đồ ngọt. Tuy nhiên, đó không phải nguyên nhân duy nhất.

Những năm gần đây, số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sức khỏe của con người. Đáng lo ngại hơn nữa, bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do chế độ ăn uống hằng ngày không đều đặn, thói quen làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt không hợp lý.

Nhiều người vẫn cho rằng, bệnh tiểu đường xuất hiện chủ yếu là do chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt. Điều này cũng có phần đúng bởi quả thực ăn nhiều đồ ngọt cũng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến. 

Không phải đồ ngọt, đây mới là 2 “thủ phạm” đẩy lượng đường huyết tăng vọt: Muốn khỏe mạnh chớ dại ăn nhiều - Ảnh 1.

Tuy nhiên, vẫn có một số người rõ ràng không thích ăn đường những vẫn mắc chứng bệnh nguy hiểm này. Trên thực tế, nguyên nhân thực sự của tiểu đường không phải hoàn toàn do chúng ta ăn đồ ngọt mà còn do hai thủ phạm này. 

Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate

Việc chúng ta tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate trong cuộc sống thường ngày cũng là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu không ngừng tăng cao. 

Những thực phẩm chứa nhiều chất này có thể kể đến như cơm, bánh mì, mì tôm, bún,... Tưởng chừng như những loại thực phẩm này vô hại, nhưng nếu chúng ta tiêu thụ lượng lớn hằng ngày thì đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. 

Không phải đồ ngọt, đây mới là 2 “thủ phạm” đẩy lượng đường huyết tăng vọt: Muốn khỏe mạnh chớ dại ăn nhiều - Ảnh 2.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng hoàn toàn tinh bột, bởi chúng là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm 55-65% nhu cầu năng lượng mỗi ngày của cơ thể. Chỉ khi tiêu thụ lượng tinh bột dư thừa, vượt quá nhu cầu trong thời gian dài mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Thực phẩm giàu chất béo

Không chỉ đồ ăn giàu tinh bột, đường, các loại thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ của là thủ phạm gây ra căn bệnh này. Nếu chúng ta thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất béo trong đời sống hằng ngày, không những gây béo phì mà còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa nội tiết, dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. 

Điều này khiến cơ thể tích tụ lượng lớn chất độc và đường huyết, khiến lượng đường trong máu thường xuyên tăng cao, dẫn đến tiểu đường, đái tháo đường. 

Không phải đồ ngọt, đây mới là 2 “thủ phạm” đẩy lượng đường huyết tăng vọt: Muốn khỏe mạnh chớ dại ăn nhiều - Ảnh 3.

Thực phẩm giàu chất béo cũng khiến chúng ta nhanh già, mệt mỏi và thiểu năng lượng. Vậy nên, hãy cố gắng tạo cho mình thói quen ăn ít các thực phẩm giàu chất béo. Điều này không chỉ giúp cơ thể ổn định lượng đường trong máu, mà còn ngăn ngừa các biến chứng của nhiều loại bệnh nguy hiểm. 

Ngoài đồ ngọt, đồ chứa nhiều đường thì bạn cũng nên hạn chế hấp thụ thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và nhiều chất béo. Thay vào đó, ta có thể ăn các loại thực phẩm lành mạnh hơn như rau xanh, ngũ cốc, các loại thực phẩm giàu vitamin,...

Muốn kiểm soát lượng đường trong máu thì việc lựa chọn một chế độ ăn uống phù hợp là điều cực kỳ quan trọng. Vậy nên, hãy lưu ý và quan tâm đến sức khỏe của mình ngay từ bây giờ để tránh những tác hại không đáng có.

Theo Aboluowang

Tùng Chi

Tri Thức Trẻ

Trở lên trên