Không phải Hillary Clinton, Barack Obama mới là người tiếc nuối nhất!
Những gì được coi là di sản lớn nhất trong 8 năm chèo lái nước Mỹ của Tổng thống Barack Obama đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn sau khi ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử.
- 12-11-2016Chỉ trích Donald Trump nhưng Warren Buffett vừa lấy lại ngôi giàu thứ 2 thế giới nhờ Trump
- 12-11-2016Từ ý tưởng đến hiện thực của ông Trump sẽ điều khiển thị trường hàng hóa
- 12-11-2016Donald Trump: Truyền thông “thích” căm ghét tôi
- 12-11-2016Dàn 5 con, 8 cháu "trai xinh gái đẹp" của Donald Trump: Niềm hãnh diện của Tổng thống vừa đắc cử
- 12-11-2016Dệt may phản ứng ra sao trước tin ông Trump - người không ủng hộ TPP trúng cử?
Không ít người Mỹ tỏ ra buồn bã hay thậm chí là tức giận khi bà Hillary Clinton không thể trở thành tổng thống. Trong khi cựu ngoại trưởng Mỹ có nỗi buồn hai lần xảy chân trước bậc thềm Nhà Trắng, Tổng thống Obama đau khổ vì những chính sách quan trọng, có thể thay đổi định hướng đất nước và xã hội Mỹ mà ông dày công vun đắp, sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Chưa đầy một tuần sau khi cuộc đua vào Nhà Trắng kết thúc với thắng lợi nghiêng về phía tỷ phú Trump, chính quyền Obama đã thông báo từ bỏ nỗ lực thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dù cá nhân tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đã rất nỗ lực để 12 nước thành viên kết thúc đàm phán hiệp định.
Khoảnh khắc trong cuộc gặp mặt đầu tiên giữa tổng thống mới đắc cử Donald Trump và Tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Getty
Không chỉ có TPP, đạo luật Cải cách Tài Chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng (Dodd-Frank) mà chính quyền Obama đã thông qua ngày 21/7/2010 cũng nằm dưới sự đe dọa xóa bỏ của Trump. Đạo luật này được coi là bước cải cách thị trường tài chính sâu rộng nhất được triển khai kể từ cuộc đại suy thoái những năm 1930.
Niềm tự hào thứ 3 của Obama là luật cải cách hệ thống bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe, thường biết đến với tên gọi Obamacare cũng sẽ cùng chung số phận. Trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump luôn gọi Obamacare là gánh nặng với nền kinh tế Mỹ bởi số tiền khổng lồ mà ngân sách phải chi cho vấn đề này.
Dẫu đứng trước “nỗi đau” khó diễn tả bằng lời, Obama vẫn niềm nở và ôn tồn khi công khai chúc mừng Trump đắc cử và kêu gọi nước Mỹ ủng hộ vị tỷ phú New York. Tổng thống da màu của nước Mỹ cũng đã và đang làm tất cả để giúp quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm trước khi bước chân khỏi con đường mà ông Trump đang đi.
Tổng thống Obama gọi ông Trump là người đồng đội trong cuộc đua tiếp sức và cam kết sẽ hỗ trợ hết mình cho tiến trình chuyển giao quyền lực. Chính quyền Obama còn cẩn trọng tới mức thiết lập các cuộc tấn công giả định để giúp bộ máy của ông Trump làm quen với việc nước Mỹ bị tấn công phủ đầu hay bị khủng bố. Tuy nhiên, đằng sau những lời nói và hành động ấy là sự bi thảm với tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Obama tiếp Donald Trump tại Nhà Trắng. Ảnh: Getty
Bước chân khỏi Nhà Trắng, Obama sẽ phải cay đắng nhìn những thành tựu trong suốt 8 năm qua bị phá hủy bởi người kế nhiệm, người từng gọi ông là Hồi giáo gốc Phi và thắng cử thông qua gian lận vì không được sinh ra trên đất Mỹ. Dẫu vậy, Obama vẫn nhắc nhở người dân Mỹ về nền dân chủ của nước Mỹ.
“Những gì người Mỹ cần là một ý thức đoàn kết, sự đồng cảm, tôn trọng chính thể, luật pháp và tôn trọng lẫn nhau. Tôi hy vọng ông Trump vẫn giữ những tinh thần này trong suốt quá trình chuyển đổi”, Obama nói với người kế nhiệm trong cuộc gặp đầu tiên để bàn về chuyển giao quyền lực.
Obama, bà Clinton hay các ứng viên khác của nước Mỹ luôn tỏ ra tôn trọng hết mình với nền dân chủ của nước Mỹ. Họ chấp nhận thất bại, sẵn sàng chuyển giao quyền lực nhưng vẫn không quên kêu gọi nước Mỹ đoàn kết để hướng về tương lai. Nó không chỉ cho thấy sự bản lĩnh mà còn là nhân phẩm của những con người có tâm và có tình với nước Mỹ.