Không phải thuế quan, đây mới là điều quan trọng nhất khiến Trung Quốc và Mỹ muốn tái khởi động đàm phán vào tháng 10
Có vẻ như không phải chính quyền Trump đã làm điều gì đó khiến câu chuyện thay đổi. Những tin tức và thông điệp lạc quan hơn từ Trung Quốc mới là nguyên nhân.
- 07-09-2019Chủ tịch FED đổ lỗi chính sách thương mại đè nặng lên các quyết định đầu tư
- 07-09-2019Ngoài chiến tranh thương mại, ông Tập còn phải đối mặt với những vấn đề "gây nhức đầu" gấp bội ở quê nhà
- 06-09-2019CNBC: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là màn dạo đầu của Chiến tranh Lạnh 2.0
Quãng thời gian 2 tuần đã tạo ra quá nhiều khác biệt.
2 tuần trước, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang lên đến đỉnh điểm. Tổng thống Donald Trump tăng thuế trả đũa đánh vào hàng hóa Trung Quốc (sau khi Trung Quốc vừa tung ra thuế trả đũa), ông gọi Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell là "kẻ thù", Dow Jones mất 623 điểm và Nasdaq đóng cửa giảm 3%.
Còn ở thời điểm hiện tại, không khí lạc quan đang bao trùm. Cả hai bên đã xác nhận sẽ có các cuộc đàm phán chính thức diễn ra vào tháng 10, và kể cả những nguồn tin cấp cao từ Trung Quốc cũng cho biết các cuộc đàm phán này hoàn toàn có thể đem đến đột phá.
Có vẻ như không phải chính quyền Trump đã làm điều gì đó khiến câu chuyện thay đổi. Những tin tức và thông điệp lạc quan hơn từ Trung Quốc mới là nguyên nhân.
Nhưng điều gì đã khiến Bắc Kinh đột ngột thay đổi thái độ?
Không phải là những vòng đánh thuế mới bởi cuộc chiến ăn miếng trả miếng đã kéo dài được hơn 1 năm. Cũng không phải là những báo cáo kinh tế vốn đang phát đi những thông điệp quá trái chiều để có thể tạo ra đột phá. Cũng không phải là những diễn biến mới ở Hồng Kông.
Xét về thời điểm, có vẻ như nguyên nhân là cả hai bên đã nhận ra rằng có 1 cách khác để cuộc chiến thương mại này sớm chấm dứt. Và kết thúc đó được gói gọn trong 1 từ: phân tách.
Tất nhiên nguyên nhân khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới phân tách không đến từ nỗ lực của Mỹ muốn hối thúc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế nhiều hơn. Thay vào đó, Mỹ muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc về nhu cầu sản xuất.
Kể cả khi nền kinh tế Trung Quốc không cung cấp cho người Mỹ quá nhiều hàng hóa và dịch vụ như hiện nay, từ lâu nay ở Mỹ vẫn nổi lên 1 quan điểm mạnh mẽ là nước này cần phải đa dạng hóa nguồn nhập khẩu. Trong khi tìm kiếm những nguồn nhập khẩu mới không nhất thiết khiến thâm hụt thương mại của Mỹ thu hẹp lại, rõ ràng chính sách này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nền kinh tế bị xáo trộn nếu như xảy ra mâu thuẫn hay các vấn đề khác giữa Mỹ và 1 nước nào đó.
Vậy điều gì đã diễn ra trong khoảng thời gian từ 23/8 đến 8/9?
Chỉ 5 ngày sau khi cuộc chiến tăng nhiệt, tờ Nikkei đưa tin vào ngày 28/8 rằng Google dự định trong năm nay sẽ chuyển nhà máy sản xuất smartphone Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dây chuyền sản xuất thiết bị nhà thông minh cũng sẽ được chuyển sang Thái Lan.
Google không phải là công ty Mỹ đầu tiên thông báo rời khỏi Trung Quốc. Tính đến nay đã có hơn 50 công ty lớn khác rời đi hoặc thu hẹp hoạt động ở "công xưởng thế giới". Nhưng hãy lưu ý đến thời điểm Google thông báo kế hoạch và những tác động đến Bắc Kinh.
Trước tiên cần nói rõ rằng "cuộc ly hôn" hay làn sóng dịch chuyển này không có nghĩa là nước Mỹ có thêm việc làm, kinh tế Mỹ được hưởng lợi. Dù Nhà Trắng nói gì thì trên thực tế thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc không trực tiếp làm nước Mỹ giàu lên.
Sự phân tách nên được hiểu là có lợi cho an ninh quốc gia hơn là một lựa chọn để kích thích kinh tế.
Đối với Trung Quốc, Mỹ - Trung chia rẽ nhiều hơn sẽ là 1 kịch bản tồi tệ. Mỹ vẫn là thị trường tiêu dùng số một thế giới. Bắc Kinh cần 1 thỏa thuận thương mại để làm chậm lại xu hướng thay đổi lựa chọn của người Mỹ, và tốt hơn là nên đạt được điều này khi các công ty Mỹ vẫn chưa rời khỏi Trung Quốc. Còn đối với Mỹ, đa dạng hóa đối tác thương mại và duy trì nền kinh tế khỏe mạnh sẽ đem đến nhiều lợi ích cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump.
Lập luận này trái với các quan điểm cho rằng Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình có lợi thế khi có thể án binh bất động chờ ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới hay Mỹ cần phải chiến thắng bằng cách loại bỏ các hàng rào chủ nghĩa bảo hộ ở Trung Quốc.
Cuối cùng thì cuộc chiến này không đơn thuần là một cuộc chiến kinh tế, đó là vấn đề an ninh quốc gia.
CNBC
- Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại
- Lộ trình đánh thuế của ông Trump đã đi từ kế hoạch bài bản đến mớ bòng bong hỗn loạn như thế nào?
- Điêu đứng vì thương chiến, nông dân Mỹ phá sản nhiều kỷ lục
- Ông trùm đầu cơ Mỹ cảnh báo sau chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ sẽ là chiến tranh vốn
- Ông Trump dọa tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại